Cách các CEO Châu Á Thái Bình Dương đưa Công ty dẫn đầu trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Khảo sát CEO toàn cầu thường niên lần thứ 26 của PwC với 4.410 CEO trên toàn thế giới, trong đó có 1.634 ở Châu Á Thái Bình Dương, các CEO đã chia sẻ quan điểm của họ về bối cảnh kinh tế mới ngày nay.
10 kết luận chính như sau:
- Sự lạc quan của các CEO Châu Á Thái Bình Dương về tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức thấp nhất trong 10 năm.
- Bất chấp mức độ bi quan cao về tăng trưởng toàn cầu, các CEO tự tin hơn vào triển vọng ở khu vực.
- Nhận định về rủi ro trong 5 năm tới các CEO cho rằng các rủi ro sẽ khác so với hiện nay, tập trung vào yếu tố rủi ro từ: không gian mạng và biến đổi khí hậu.
Nguồn: Khảo sát CEO toàn cầu thường niên lần thứ 26
- Để đối phó với tình hình kinh tế không được lạc quan như hiện tại, các CEO đề xuất việc cắt giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu—nhưng hầu hết không có kế hoạch cắt giảm lực lượng lao động.
- Các CEO đang điều chỉnh sự hiện diện trên thị trường, đa dạng dịch vụ và chuỗi cung ứng của Công ty để đối phó với xung đột địa chính trị.
- 53% CEO tin rằng Công ty của họ sẽ không còn tốt về tài chính trong thập kỷ tới nếu tiếp tục phương hướng kinh doanh hiện tại.
- Đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng của nhân sự trong Công ty là ưu tiên số một của họ.
- Các CEO mong muốn hợp tác rộng rãi hơn để thúc đẩy kinh doanh.
- Các CEO Châu Á Thái Bình Dương có nhiều khả năng tạo dựng quan hệ đối tác hơn các CEO toàn cầu.
- Các CEO đang hợp tác với các tổ chức phi doanh nghiệp để giải quyết vấn đề phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.
05 hành động cần thiết để các CEO xây dựng niềm tin và mang lại kết quả bền vững
Một là: Thu thập đa dạng thông tin để giúp các nhà lãnh đạo hiểu yếu tố đang định hình môi trường kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.
Cân chỉnh yếu tố bi quan và lạc quan giúp các CEO hiểu được thách thức nào mới, thách thức nào sẽ tồn tại lâu dài và thách thức nào có thể bị 'đẩy lùi'. Điều này bao gồm hiểu biết về các yếu tố tác động qua lại xung quanh sự biến động theo ngành, sự nhạy cảm về địa chính trị đối với chuỗi cung ứng, rủi ro khí hậu và rủi ro không gian mạng sẽ ảnh hưởng đến sở thích của khách hàng và gia tăng áp lực xã hội.
Hai là: tăng cường và trao quyền cho lãnh đạo điều hành để thực hiện các mục tiêu chiến lược dài hạn và phục hồi doanh nghiệp.
Những thách thức thuộc hệ thống trong khu vực có thể sẽ tồn tại và thay đổi theo thời gian, tác động đáng kể đến các đơn vị kinh doanh. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo cấp cao cần tiếp cận vấn đề một cách dài hạn và linh hoạt hơn. Giới quản trị cần tận dụng thông tin chi tiết theo thời gian thực để đưa ra quyết định chiến thuật một cách nhanh chóng (ví dụ: về sản phẩm, dịch vụ và quy trình). Sức mạnh tập thể của các CEO và hội đồng quản trị vừa định hướng cho nhà điều hành, vừa tận dụng khả năng lãnh đạo và quan điểm của họ, đảm bảo sự phù hợp với cả chiến lược dài hạn và khả năng phục hồi của doanh nghiệp.
Ba là: Sử dụng phương pháp tiếp cận có kỷ luật, tập trung vào khả năng cân bằng lợi nhuận, chuyển đổi và tăng trưởng.
Cụ thể, điều này có nghĩa là cần hiểu năng lực của doanh nghiệp để quyết định ưu tiên đầu tư ở đâu, cách nào (ví dụ: đa dạng hóa sản phẩm và chuỗi cung ứng); chỗ nào không cắt giảm chi phí hoặc giới hạn khả năng (chẳng hạn như cơ sở hạ tầng và nhân sự). Chìa khóa cho mọi chuyển đổi chiến lược là xem xét toàn diện các
yếu tố: con người, môi trường – xã hội – quản trị (ESG) và các tác động về thuế bên cạnh các đòn bẩy về giá, sản phẩm và chi phí được ưu tiên trong ngắn hạn. Cách tiếp cận này có thể mang lại lợi ích đáng kể cho các CEO để thực hiện giao dịch trong thời kỳ suy thoái.
Bốn là: Điều chỉnh phong cách lãnh đạo để giải quyết các mối quan tâm và nguyện vọng của nhân viên.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành nền tảng cho sự thành công trong kinh doanh—đặc biệt là ở Châu Á Thái Bình Dương. Các CEO trong khu vực nên sử dụng phong cách lãnh đạo chuyển đổi để tăng gấp đôi việc tái tạo văn hóa. Trên thực tế, điều này có thể được thực hiện thông qua các sáng kiến có ý nghĩa nhằm thúc đẩy trao quyền, hòa nhập và tin tưởng.
Năm là: Nắm bắt tư duy hợp tác và tìm kiếm các liên minh để đạt được kết quả bền vững.
Các CEO ở Châu Á Thái Bình Dương cần mở rộng phạm vi liên minh, bao gồm: kỹ thuật-tài chính – nhân sự - công nghệ; đồng thời liên kết những điều này với nguồn lực sẵn có của Công ty. Thực hiện điều này giúp tăng hiệu quả cho doanh nghiệp, thiết lập công ty theo hướng chuyển đổi thành công và xác định mức độ phù hợp trong dài hạn.
Tóm lại, nhiệm vụ dành cho các CEO là một nhiệm vụ khó khăn thử thách. Để có cái nhìn đầy đủ về thách thức và cơ hội đòi hỏi phải cân bằng mệnh lệnh kép: lợi nhuận ngắn hạn với quan điểm đổi mới về giá trị; hợp tác và tăng trưởng dài hạn. Những nhà lãnh đạo làm được điều này sẽ có cơ hội tốt để xây dựng các doanh nghiệp đáng tin cậy, kiên cường và có lợi nhuận trong tương lai.
Bây giờ hơn bao giờ hết là thời điểm để các CEO thể hiện khả năng lãnh đạo trong nền kinh tế mới.
Nguồn: PWC
Tổng hợp bởi nhóm tác giả DTSVN - Giải pháp chuyển đổi số ngành Tài chính - Ngân hàng.
-------------
DTSVN là Công ty Chuyển đổi số tiên phong cung cấp giải pháp số hóa mới nhất dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam; giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.
Liên hệ ngay để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp tại đây.