Skip to main content

Lộ trình phát triển của 1 Business Analyst

Mục lục nội dung

1. Level 1: Fresher Business Analyst

2. Level 2: Junior Business Analyst

3. Level 3: Senior Business Analyst

4. Level 4.1: Business Analyst Team Leader

5. Level 4.2: Management Consultant

5. Level 5: C-Level hoặc Entrepreneur

Bạn đang tìm hiểu về nghề Business Analyst nhưng chưa rõ lộ trình thăng tiến và hướng đi phát triển sự nghiệp trong nghề như thế nào? Bài viết dưới đây của DTSVN sẽ giải đáp cho bạn các cấp bậc trong vị trí công việc BA nói chung. 

Level 1: Fresher Business Analyst

Đây là vị trí mà các bạn sẽ bắt đầu khi mới vào nghề – Fresher BA, 1 số công ty khác có thể gọi với cái tên Associate BA. Ở Level này chủ yếu sẽ là các bạn BA mới ra trường, đang thực tập hoặc đã làm được từ 1 – 2 năm kinh nghiệm. 

Các bạn ở cấp bậc này đều đã có kiến thức cơ bản về BA và phân tích vấn đề và sẽ được các anh/chị tiền bối trong nghề training các kỹ năng và mindset về cách tiếp cận dự án và hệ thống, các tool hay dùng, cách làm tài liệu,… cũng như hỗ trợ các anh chị trong các đầu việc khác. 

Nếu bạn muốn có 1 lộ trình học hỏi và phát triển rõ ràng thì hãy chọn môi trường tập đoàn hoặc các công ty lớn, còn nếu bạn muốn thử sức với mọi khía cạnh trong BA rồi sau đó phát triển theo điểm mạnh của mình thì môi trường start up sẽ phù hợp với bạn hơn. 

Level 2: Junior Business Analyst

Ở Level này – Junior BA, các bạn đã tích lũy được 2 – 3 năm kinh nghiệm làm trong nghề, đã có khả năng làm việc độc lập và chủ động trong công việc hơn nên sẽ được giao nhiều task có độ khó cao hơn. Tuy vậy, các bạn vẫn sẽ cần sự hỗ trợ từ các anh chị Senior BA để có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp hơn cũng như đề xuất các giải pháp cho các dự án ở quy mô lớn.

Trong giai đoạn này, các bạn sẽ phải vận dụng nhiều về các kỹ năng analysis, document cũng như khả năng giao tiếp và các kỹ năng mềm nhằm đảm bảo hiệu suất công việc ở mức tốt nhất. 

Level 3: Senior Business Analyst

Đến Level này – Senior BA, các bạn đã có hơn 3 năm kinh nghiệm ở trong mảng BA và tích lũy được nhiều kỹ năng từ làm việc độc lập cho đến giao tiếp hiệu quả, xử lý vấn đề tốt. 

Ở cấp độ này, các bạn sẽ giải quyết các vấn đề đa chiều và có nhiều bên tham gia hơn. Về yêu cầu cho cấp độ này, các bạn sẽ phải có kiến thức chuyên sâu trong 1 lĩnh vực (VD như CRM, ERP,…) hoặc nghiệp vụ nhất định (Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Marketing,…). 

Ngoài ra, bạn cũng phải biết lên plan cùng PM cho dự án để đề xuất và thử nghiệm giải pháp POC (Proof Of Concept – chuẩn bị demo giải pháp), chuẩn bị proposal. Công đoạn này thường được đến với cái tiên là Pre-Sale. 

Level 4.1: Business Analyst Team Leader

Sau một thời gian ở vị trí Senior BA, người làm nghề này có thể promote lên các vị trí cao hơn tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty. Cụ thể là: BA Project Lead, BA Manager, hoặc còn có BA Program Lead, BA Practice Lead.

Lúc này BA không những quản lý công việc của mình nữa mà phạm vi được mở rộng hơn là training, định hướng, manage các BA khác trong team để cùng đạt được mục tiêu của dự án. Là đầu mối làm việc trực tiếp với các bộ phận khác trong công ty.

Level 4.2: Management Consultant

Đây cũng là 1 nhánh khác khi bạn không muốn phát triển theo hướng quản lý. Ở Level này, bạn sẽ tập trung vào việc tư vấn giải pháp cho bên khách hàng. Công việc chính của bạn sẽ là gặp các vị trí C-Level từ các công ty, tập đoàn khác nhau trên toàn quốc hoặc toàn thế giới để làm việc và đề xuất giải pháp dựa trên bối cảnh công ty của họ. 

Kinh nghiệm tích lũy cho vị trí này rất là lớn, từ 7 – 10 năm kinh nghiệm và bên cạnh đó ta sẽ còn phải cân nhắc thêm 1 số yếu tố để có thể lên được vị trí này như thị trường, may mắn, các mối quan hệ chất lượng,…

Level 5: C-Level hoặc Entrepreneur

Đây chính là nấc thang cao nhất trong các cấp bậc vị trí ở nghề BA. Ở vị trí C-Level, ta sẽ có thể chọn được nhiều vị trí C-Level khác nhau tùy vào sơ đồ tổ chức của Công ty như CIO – Chief Information Officer,  CTO – Chief Technology Officer hoặc COO – Chief Operating Officer.

Đối với Entrepreneur, chúng ta đã đủ lực để ra làm riêng và mở hẳn 1 doanh nghiệp cho chính mình. Để tồn tại và phát triển được trên thị trường kinh doanh, chúng ta cần phải có USP – Điểm mạnh của mình so với đối thủ, và 1 trong những điều quan trọng nhất đó chính là kiến thức domain trong 1 ngành cụ thể. 

Trên đây là tất cả mọi thứ về cấp bậc và lộ trình thăng tiến trong nghề BA. DTSVN mong các bạn giải đáp được thắc mắc của mình cũng như định hình được sự nghiệp của mình để phát triển hơn nữa trong nghề. 

Chia sẻ: