Skip to main content

Lộ trình phát triển của 1 Business Analyst (BA)

1. Business Analyst là gì?

Business Analyst (BA) là người tìm hiểu nhu cầu của các bên liên quan trong tổ chức, xác định vấn đề hiện tại, phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực.

BA tìm hiểu vấn đề doanh nghiệp, tổ chức, xác định trạng thái hiện tại, trạng thái tương lai. Làm việc với các bên liên quan để tìm hiểu nhu cầu cụ thể của các bên liên quan. Phân tích yêu cầu, từ đó đề xuất, xây dựng các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp. 

Lộ trình thăng tiến của Business Analyst

Level 1: Fresher Business Analyst

Khi mới vào nghề thì sẽ bắt đầu với vị trí Fresher BA. Công việc của Fresher BA chủ yếu là hỗ trợ các BA chính trong dự án, được tiếp cận các quy trình cách thức làm dự án, được tiếp cận các công cụ, tài liệu dự án.

Fresher Business Analyst

Khi mới bắt đầu vào nghề ở vị trí Fresher thì các bạn nên apply vào các công ty đa quốc gia hoặc các công ty CNTT lớn với quy trình rõ ràng và chuẩn mực. Ở giai đoạn này, người sếp hay Mentos dẫn dắt sẽ có vai trò rất quan trọng đến chặng đường nghề nghiệp sau này của các bạn.

Level 2: Junior Business Analyst

Sau khoảng 1 năm trong nghề, bạn có thể tham gia vào 1 hoặc 2 dự án cùng với các BA khác thì các bạn tạm gọi là Junior BA. Ở giai đoạn này, bạn cần phải nắm thật kỹ và vận dụng thật tốt các kiến thức về elicitation, analysis và document. Ngoài ra thì có được các kỹ năng cần có như tư duy phân tích, chủ động quản lý công việc, thời gian là rất quan trọng.

Level 3: Senior Business Analyst

Ở mỗi cấp độ đều có cái khó của riêng nó. Nếu ở giai đoạn Fresher các bạn còn bỡ ngỡ và ngơ ngác, các công việc mang tính quy trình, cách thức, công cụ là chính. Khi đã lên tới Senior, mọi thứ sẽ dần trở nên khó hơn và cần nhiều nỗ lực hơn rất nhiều. Về phạm vi công việc cũng sẽ được mở rộng hơn và chuyên sâu hơn.
Các bạn senior BA cần nắm thật rõ về một mảng nghiệp vụ đang làm hay còn gọi là Domain như: Ngân hàng, phân phối bán lẻ, quản lý khách hàng (CRM), Quản trị nguồn lực (ERP), … mây mây.

Fresher Business Analyst

Ở vị trí này bạn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các đề xuất giải pháp để đáp ứng các yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Để đưa ra được giải pháp thì bạn cần kết hợp giữa kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ở domain đang làm và nghiệp vụ kinh tế mà khách hàng đang áp dụng, đồng thời phải phối hợp chặc chẻ với Technical Lead để trao đổi về các vấn đề kỹ thuật, hệ thống.

Level 4: BA Team Leader

Sau một thời gian ở vị trí Senior BA, người làm nghề này có thể promote lên các vị trí cao hơn tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty. Cụ thể là: BA Project Lead, BA Manager, hoặc còn có BA Program Lead, BA Practice Lead.

Lúc này BA không những quản lý công việc của mình nữa mà phạm vi được mở rộng hơn là training, định hướng, manage các BA khác trong team để cùng đạt được mục tiêu của dự án. Là đầu mối làm việc trực tiếp với các bộ phận khác trong công ty.

Level 5: Management Consultant

Một lựa chọn khác là trở thành một BA Consultant chuyên tư vấn cho khách hàng. Bạn sẽ thấy các bộ phận chuyên tư vấn tại Big Four (Deloitte, EY, KPMG, PwC), McKinsey, IBM, SAP, Oracle,… Làm việc ở vị trí tư vấn chuyên nghiệp này thì người BA sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng thuộc nhiều vùng địa lý trong nước và ngoài nước, trực tiếp làm việc việc với lãnh đạo cấp cao (C-Level) tại công ty khách hàng. Vì vậy người làm vị trí này phải rất chuyên sâu và đòi hỏi kỹ năng cao.

Level 6: C – Level

Đây là các vị trí CIO, CTO hoặc COO của các công ty bên A (Bên A là các tổ chức Client). Profile của các vị trí này thường rất khủng, thường đã đảm nhận các vị trí cao tại tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty công nghệ tại Silicon, chinh chiến lâu năm tại thị trường châu Âu, châu Mỹ,… Cùng bề dày bằng cấp và thành tích.

Level 7: Entrepreneur

Entrepreneur là bước chân ra làm riêng, khởi nghiệp ở một mảng kinh doanh nào đó mà bạn hiểu về Domain đó, đồng thời thấy rằng thị trường đang có như cầu về dịch vụ bạn đang cung cấp. Thường bạn sẽ tập trung và phát triển trong một thị trường ngách, từ đó xây dựng ra mô hình kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thị truòng ngách đó.

-------------

Nguồn: Tổng hợp

DTSVN là đơn vị cung cấp các khoá học Business Analyst chuyên biệt dành cho BA Ngân hàng. Khoá học thiết kế từ cấp độ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với mọi đối tượng đang làm hoặc định hướng làm BA. 

Duy nhất DTSVN có Quỹ khuyến học lên tới 100 triệu đồng dành các bạn sinh viên mới ra trường muốn dấn thân vào ngành BA.

Liên hệ ngay để được tư vấn và trải nghiệm  tại đây.

 

Chia sẻ: