Skip to main content

Lợi ích của CDP trong ngành Ngân hàng

Mục lục nội dung

1. Lợi ích của Ngân hàng khi sử dụng CDP

2. Những yếu tố mà CDP cần để đáp ứng tiêu chuẩn Ngân hàng

2.1 Triển khai trên On-Premise

2.2 Tích hợp với các nền tảng nghiệp vụ

2.3 Thu thập và xử lý dữ liệu theo Real-time

2.4 Chuẩn hóa dữ liệu

2.5 Tuân thủ quy định bảo mật và ủy quyền xử lý dữ liệu

CDP (Customer Data Platform) là 1 trong những cụm từ được đề cập liên tục trong những năm gần đây khi ta nhắc về chủ đề sử dụng Martech cho doanh nghiệp. 

Với khả năng hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau theo thời gian thực và khả năng hỗ trợ xây dựng hành trình khách hàng đa nền tảng 1 cách toàn diện, CDP dần dần trở thành 1 giải pháp công nghệ không thể thiếu được với các tổ chức Tài chính – Ngân hàng để tương tác với khách hàng trên các nền tảng số. 

Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết về các lợi ích và các yếu tố CDP cần để đáp ứng được nhu cầu của Ngân hàng. 

Lợi ích của Ngân hàng khi sử dụng CDP

  • Đối với trung tâm Thẻ: CDP thu thập các dữ liệu liên quan đến sở thích, hành vi, khối lượng giao dịch và thói quen chi tiêu của người dùng, từ đó giúp Ngân hàng dễ dàng hơn trong việc phân tích chân dung khách hàng và đưa ra các chiến lược phù hợp trong việc kích thích tăng ngưỡng chi tiêu và khối lượng giao dịch, đưa ra các ưu đãi phù hợp với từng tập đối tượng, kết hợp bán chéo sản phẩm hiệu quả cũng như giữ chân khách hàng kịp thời với những khách hàng lâu không giao dịch. 
  • Đối với Ngân hàng số: Do CDP đã tích hợp với SDKs và API cũng như các nền tảng tracking Install App trên Mobile như Appsflyer, Adjust nên CDP có thể theo dõi được toàn bộ hành vi người dùng trên Mobile trong toàn bộ vòng đời, nên Ngân hàng có thể cá nhân hóa thông điệp cho khách hàng dựa trên các event người dùng đã làm và tối ưu 1 số bài toán của Ngân hàng số như: eKYC cho người dùng, tăng thời gian dùng app, tăng tỷ lệ người dùng hoạt động trên app, tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng đăng ký sử dụng sản phẩm trên Mobile App. 
  • Đối với Ngân hàng Bán lẻ & Bán buôn: CDP ghi nhận dữ liệu lead đầu vào và tích hợp với CRM để xây dựng User Profile 360 độ, giúp Ngân hàng theo dõi được hành vi của khách hàng trong suốt vòng đời sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, CDP cũng giúp Ngân hàng giải quyết các bài toán về đánh giá lead và nuôi dưỡng lead để bán chéo và quảng bá sản phẩm hiệu quả, phân bổ lead cho các nhân viên hợp lý để hỗ trợ khách hàng được tốt nhất.

Những yếu tố mà CDP cần để đáp ứng tiêu chuẩn Ngân hàng

CDP có thể đáp ứng được yêu cầu của mọi doanh nghiệp trên thị trường, nhưng nếu ta cân nhắc về đặc thù của ngành thì mỗi doanh nghiệp trong ngành sẽ có những yêu cầu chính khác nhau về tiêu chuẩn mà CDP cần đáp ứng được và ngành Ngân hàng cũng không phải ngoại lệ. 

Dưới đây là 1 số yếu tố CDP cần có khi sử dụng cho ngành Ngân hàng: 

Triển khai trên On-Premise

Theo Thông tư số 09/2020/TT-NHNNdịch vụ do bên thứ 3 cung cấp phải được triển khai trên hạ tầng do Ngân hàng quản lý và sử dụng nhằm đảo bảo sự tin cậy, bảo mật cũng như Ngân hàng có toàn quyền kiểm soát sâu hệ thống. 

Hiện tại, các CDP đã dần linh hoạt trong cả dữ liệu On-Cloud và On-Premise để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhưng thực tế chỉ có 1 số CDP đáp ứng được yêu cầu liên quan đến On-Premise vì các CDP phần lớn được thiết kế để đẩy dữ liệu lên Cloud vì lượng dữ liệu cần lưu trữ và xử lý trong CDP là rất lớn do bản chất tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau về. 

Tích hợp với các nền tảng nghiệp vụ

Với khả năng hợp nhất User Profile từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau theo thời gian thực, CDP giải quyết được các bài toán liên quan đến Marketing, Sales và CSKH thông qua việc kết nối với các nền tảng nghiệp vụ khác. 

VD, với các chiến dịch mở thẻ và sell cho sản phẩm thẻ, Ngân hàng cần có công cụ Marketing Automation để khơi gợi nhu cầu cho khách hàng thông qua các kênh Website và Mobile App, Web App. Khi khách hàng có nhu cầu và muốn tư vấn, CDP sẽ lấy dữ liệu hành vi người dùng và dữ liệu từ CRM để giúp nhân viên tư vấn hiểu rõ được mong muốn của khách hàng. Sau đó, các nhân viên trong Ngân hàng muốn lấy dữ liệu tự động hẹn giờ theo tuần/tháng để báo cáo cho stakeholder thông qua các công cụ trực quan hóa dữ liệu như Power BI để theo dõi các chỉ số KPI nhằm cải thiện chiến lược tiếp cận khách hàng và đo lường được hiệu quả chiến dịch đã triển khai. 

Thu thập và xử lý dữ liệu theo Real-time

Dữ liệu trong Ngân hàng ghi nhận và truyền đi là rất lớn nếu ta xét tới các event và các trang khách hàng đã xem cũng như các thuộc tính (Attribute) liên quan trong chiến dịch – Có thể lên tới con số hàng triệu/giờ. Khi sử dụng CDP, Ngân hàng cần phải xem xét kỹ thời gian từ lúc nhận được dữ liệu cho tới khi hợp nhất và gửi đi để đảm bảo các nghiệp vụ liên quan diễn ra trơn tru nhất. Thực tế , thời gian xử lý có thể tùy vào mỗi CDP khác nhau nên đây là 1 yếu tố quan trọng để Ngân hàng cân nhắc khi lựa chọn CDP phù hợp. 

Chuẩn hóa dữ liệu

Do tính chất cần sử dụng dữ liệu thường xuyên, nên CDP phải đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng trong quy trình xử lý và tùy biến linh hoạt theo yêu cầu của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng thường hay lấy dữ liệu để tùy chỉnh tính toán các chỉ số khác nhau trong kinh doanh nên CDP cũng phải đáp ứng được điều này và khả năng đánh giá dữ liệu để Ngân hàng chạy các dự đoán dựa trên tính năng Machine Learning đã được tích hợp trong CDP 1 cách chính xác nhất.

Tuân thủ quy định bảo mật và ủy quyền xử lý dữ liệu

Các quy định về an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu của Ngân hàng được Nhà nước quy định vô cùng nghiêm ngặt với hàng loạt các yêu cầu cả cho phía Ngân hàng lẫn dịch vụ cung cấp giải pháp. Trong đó, bên cung cấp giải pháp cần có chứng nhận còn hiệu lực về đảm bảo an toàn thông tin. 

Ngân hàng cũng cần đánh giá sự tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin của bên cung cấp CDP trong quá trình kiểm thử, POC. Các đánh giá này không chỉ dừng lại ở việc đánh giá về nền tảng công nghệ, chế độ bảo mật mà còn cả năng lực đội ngũ phát triển và vận hành sản phẩm (Đội ngũ vận hành Martech cho Bank có thể thuê ngoài được). 

 

-------

DTSVN là Công ty Chuyển đổi số tiên phong cung cấp giải pháp số hóa mới nhất dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam; giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.

Liên hệ ngay để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp tại đây

Chia sẻ: