Skip to main content

Martech (Marketing Technology) là gì?

Mục lục nội dung

1. Định nghĩa về Martech (Marketing Technology)

2. Adtech là gì? Sự khác biệt giữa Martech và Adtech

3. Các loại Martech

4. Lợi ích của doanh nghiệp khi ứng dụng Martech

5. Martech phù hợp với loại doanh nghiệp nào?

6. Các nền tảng Martech phổ biến trên thế giới

6.1 Customer Data Platform (CDP)

6.2 Email Marketing Automation

6.3 Social Media Management

6.4 Analytics & Visualization

 

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đâu đó về thuật ngữ Marketing Technology (Martech) nhưng mà không biết ý nghĩa của nó là gì, Martech có tác dụng ra sao với hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thuật ngữ này. 

1. Định nghĩa về Martech (Marketing Technology)

Theo John Koetsier, chuyên gia phân tích thị trường – tạp chí Forbes, MarTech là tập hợp các giải pháp, nền tảng công nghệ phục vụ doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing, quảng bá sản phẩm & thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu trên hàng loạt các kênh thông tin khác nhau.

Trong Digital Marketing được chia ra làm 2 loại chính: Inbound Marketing và Outbound Marketing. Martech giúp kết nối Inbound Marketing và Outbound Marketing, từ đó xây dựng hành trình khách hàng toàn diện dựa trên các dữ liệu đã được thu thập và làm giàu liên tục, phù hợp với xu hướng Data-driven Marketing trong thời đại này. 

2. Adtech là gì? Sự khác biệt giữa Martech và Adtech

AdTech là hệ thống sử dụng các chiến thuật và công nghệ quản lý quảng cáo như các nền tảng khởi tạo nhu cầu (DSP), nền tảng bên cung cấp (SSP) và sàn giao dịch quảng cáo cho các Marketer nhằm để thực hiện, kích cầu hoạt động mua và bán thông qua quảng cáo Online (Ads), bao gồm các hoạt động chạy quảng cáo, truyền thông, tiếp thị trên các nền tảng Ads khác nhau.

Điểm khác biệt chính là Adtech chỉ được sử dụng để tác động đến hành vi của người mua thông qua các dịch vụ quảng bá truyền thông, trong khi Martech được sử dụng để thực sự khởi tạo, vận hành và quản lý các chiến dịch và các hoạt động marketing khác thông qua các dạng tầng công nghệ.

3. Các loại Martech

Theo Amazon.com – Công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ sánh ngang với Facebook và Google, Martech ở đây được phân loại theo nhu cầu của công nghệ tiếp thị: quản lý, tối ưu hóa xã hội, phạm vi tiếp cận chiến dịch và tạo thông tin chi tiết:

  • Quản lý: Bao gồm các công cụ Martech dùng để quản lý nội dung, các nhà cung cấp, các tài năng và ngân sách. Việc sử dụng các hệ thống quản lý hiệu quả đảm bảo rằng các tổ chức có thể nhanh chóng và dễ dàng tận dụng tài liệu tiếp thị, đưa ra nội dung đề xuất thấu đáo và duy trì báo cáo chính xác.
  • Tối ưu hóa xã hội: Bao gồm các công cụ Martech dùng để tổ chức và đo lường các chiến thuật Social Media hiệu quả thông qua việc quản lý KOL (Người có tầm ảnh hưởng), nội dung do người dùng tạo (UGC) và quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM),vv… Hệ thống Martech này giúp cho doanh nghiệp kết nối với các cộng đồng trực tuyến 1 cách hiệu quả hơn.
  • Phạm vi tiếp cận chiến dịch: Loại Martech này cho phép doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng thông qua tiếp thị lại (Re-Marketing). Giải pháp Martech này tập trung vào việc hỗ trợ đánh giá và nuôi dưỡng các Lead tiềm năng của cả doanh nghiệp B2B và B2C cũng như giữ chân khách hàng tiềm năng & khách hàng lâu chưa tương tác với doanh nghiệp. 
  • Tạo thông tin chi tiết: Loại Martech này cho phép doanh nghiệp phân tích số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để nắm bắt được hiệu quả các chiến dịch truyền thông và tiếp thị trong suốt vòng đời tương tác của khách hàng với doanh nghiệp.

4. Lợi ích của doanh nghiệp khi ứng dụng Martech

Trước đây, Martech chỉ được dùng để chỉ được ứng dụng chủ yếu trong các khâu tìm kiếm & tiếp cận khách hàng thì giờ đây Martech đã có thể ứng dụng trong suốt hành trình khách hàng để nâng cao chuyển đổi và tiếp cận, giữ chân khách hàng. Dưới đây là 1 số lợi ích khi ứng dụng Martech:

  •  Khai thác tối đa hiệu quả của 2 loại hình Inbound và Outbound Marketing. Từ đó gia tăng trải nghiệm khách hàng trên các nền tảng số, từ khâu tiếp cận đến khi tạo ra chuyển đổi, đến khi remarketing để tạo ra những lần mua tiếp theo. 
  • Hỗ trợ tốt trong việc thu thập, xử lý và hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp doanh nghiệp phân tích và ra quyết định trên dữ liệu về chiến dịch theo thời gian thực.
  • Giảm sự phụ thuộc vào các kênh Quảng cáo
  • Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí ngân sách vận hành cũng như khả năng quản lý nhờ việc tự động hóa quy trình Marketing.

5. Martech phù hợp với loại doanh nghiệp nào?

Martech phù hợp với những doanh nghiệp yêu cầu có sự tương tác lớn và thường xuyên với khách hàng. Điều này có nghĩa rằng Martech sẽ phát huy được hiệu quả lớn nhất với những doanh nghiệp chú trọng cả về Inbound & Outbound Marketing nên những doanh nghiệp chỉ chú trọng vào Quảng cáo (Ads) thì sẽ không phù hợp.

Ngoài ra, Martech cũng phù hợp với những doanh nghiệp có chiến lược và tư duy chuyển đổi số. Chuyển đổi số là một quá trình đồi hỏi nhiều nguồn lực và mục đích thiên về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp nên Martech sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có định hướng dài hạn.

6. Các nền tảng Martech phổ biến trên thế giới

1 – Customer Data Platform (CDP)

  • Insider: Là CDP tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu như CRM, các nền tảng Marketing, API,… và hơn thế nữa. Insider xây dựng chân dung khách hàng 360 độ đa kênh từ Website, Mobile App cho tới các cửa hàng Offline. Insider đã được đánh giá bởi IDC và G2 là sản phẩm CDP dẫn đầu. 
  • Salesforce Marketing Cloud: Là 1 nền tảng Digital Marketing kết hợp giữa email marketing, hành trình người dùng, cá nhân hóa, quản lý nội dung và nhiều hơn nữa. 1 trong các điểm mạnh của nền tảng này là Marketing Cloud CDP, giúp cho doanh nghiệp hợp nhất dữ liệu, hiểu khách hàng tốt hơn và tối ưu các chiến dịch Marketing ở các kênh Email, Onsite, Mobile App.
  • Treasure Data: Là 1 nền tảng Customer Data Cloud hợp nhất dữ liệu và tuân thủ các điều khoản về bảo mật dữ liệu. CDP này có thể hữu dụng cho Marketing, Sales, Customer Sucess và đội Kỹ thuật. Ngoài ra, Treasure Data cũng hỗ trợ nhiều use case kỹ thuật khác như data hygiene và advanced analytics nhưng không có built-in activation channels.

2 – Email Marketing Automation

  • Mailchimp: Mailchimp đã có mặt trên thị trường từ năm 2001 và được biết đến như phần mềm Email Marketing Automation thân thiện với người dùng, cho dù bạn không có kinh nghiệm về email hay code giao diện email, bạn vẫn có thể build và gửi email mail đi thông qua các template có sẵn. Phần mềm có giá vừa phải và có phiên bản miễn phí để bạn trải nghiệm. 
  • Constantcontact: Ra mắt năm 1995 như phần mềm Digital Marketing, ngoài tính năng email marketing ra, phần mềm này còn hỗ trợ tích hợp với CRM và lead generation. Mặc dù không có phiên bản miễn phí, Constantcontact cho bạn bản demo trong vòng 60 ngày để trải nghiệm.

3 – Social Media Management

  • Hootsuite: Được thành lập vào năm 2008, Hootsuite đã có tên tuổi ở trong ngành, phần mềm có nhiều công cụ cho mỗi bước quản lý mạng xã hội cùng với nhiều tính năng liên quan tới lên lịch và xuất bản content, đo lường tương tác, CSKH và báo cáo cũng như quản lý quảng cáo. 
  • Sprout social: Được thành lập vào năm 2010, Sprout social thuộc 1 trong các phần mềm tiên phong về quản lý các nền tảng mạng xã hội trong vòng hơn 10 năm. Các tính năng chính của phần mềm này tương tự như Hootsuite nhưng có giao diện thân thiện với người dùng hơn.

4 – Analytics & Visualization

  • Google Analytics & Looker Studio: Google Analytics là 1 công cụ đo lường và tracking Website và Mobile App hoàn toàn miễn phí được các Marketer sử dụng để lấy dữ liệu báo cáo. Looker Studio là 1 công cụ trực quan hóa miễn phí cũng thuộc sở hữu của Google dùng để thiết kế Dashboard và Report để báo cáo. 2 công cụ này đều có thể được tích hợp với các sản phẩm khác thuộc hệ sinh thái của Google. 
  • Adobe Analytics: Adobe Analytics là giải pháp toàn diện giúp phân tích dữ liệu web và marketing trực tuyến. Với tích hợp SDK-to-SDK giữa Adjust và Adobe Analytics, bạn có thể gửi dữ liệu về lượt cài đặt và tái phân bổ đến Adobe. Adjust sẽ gửi dữ liệu này đến Adobe SDK bằng hình thức callback ủy quyền (delegate callback) cùng dữ liệu phân bổ.
  • Tableau: Tableau là một công cụ trực quan hóa dữ liệu trả phí mạnh mẽ và phát triển nhanh nhất được sử dụng trong ngành Business Intelligence. Nó giúp đơn giản hóa dữ liệu thô ở định dạng rất dễ hiểu. Tableau giúp tạo ra dữ liệu mà các chuyên gia ở mọi cấp độ trong tổ chức có thể hiểu được. Nó cũng cho phép người dùng không rành về kỹ thuật tạo bảng điều khiển tùy chỉnh.
     

    -------

    DTSVN là Công ty Chuyển đổi số tiên phong cung cấp giải pháp số hóa mới nhất dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam; giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.

    Liên hệ ngay để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp tại đây

Chia sẻ: