Skip to main content

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU CHO DOANH NGHIỆP – 6 BƯỚC ĐỂ THÀNH CÔNG

Bài viết này, DTSVN sẽ giới thiệu đến doanh nghiệp 6 bước xây dựng chiến lược dữ liệu hiệu quả và tối ưu nhất, cùng theo dõi nhé!

1. Xác định vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải

Việc đầu tiên trong chiến lược này không phải là tìm kiếm dữ liệu hay thực hiện bất cứ hoạt động gì trên nó. Vì, dù daonh nghiệp có tiếp cận được nhiều dữ liệu, Data đến đâu mà không hiểu đích đến của mình thì tất cả cũng bằng thừa. Do đó, hãy bắt đầu với những mục tiêu của chính mình.

Chẳng hạn như xác định rõ công ty đang cần làm gì và giải quyết ra sao trong kinh doanh. Doah nghiệp có thể nghĩ đến các mục tiêu lớn nhất, chung nhất, sau đó là các hướng đi cho ngày, tháng, năm sắp tới. Từ đó, mới tiến hành vạch ra kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết và đúng đắn hơn.

Nói tóm lại, ở bước này, điều mà các doanh nghiệp nên làm chính là đề ra các công việc cần đạt được từ dữ liệu. Ví dụ như, mục tiêu của công ty là muốn tiếp cận khách hàng nhiều hơn, muốn sản phẩm của mình nắm bắt được tâm lý của khách,...

2. Chọn lọc những loại dữ liệu cần thu thập

                   g

                                Chọn lọc dữ liệu cần thu thập để tiếp cận hiệu quả hơn

Bernard Marr, một nhà tư vấn công nghệ và chiến lược kinh doanh nối tiếng trên thế giới từng cho rằng, thay vì nghĩ lớn lao, tại sao không nhìn thấy tầm quan trọng của các dữ liệu nhỏ giữa thời đại dữ liệu “khổng lồ” này. Có nghĩa là, doanh nghiệp đừng nên chỉ chăm chăm thu thập kho dữ liệu rộng lớn nào đó mà hãy có chọn lọc cụ thể.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể đề ra từng câu hỏi, nhìn nhận rồi xác định loại dữ liệu tốt nhất mà mình cần để trả lời cho câu hỏi đó. Một khi đã định nghĩa được loại dữ liệu nào, doanh nghiệp sẽ thấy được nó đã có sẵn trong tổ chức của mình. Việc tiếp theo chính là mở rộng phạm vi ra bên ngoài, tiến hành xác định loại dữ liệu mà sẽ tiếp cận.

Trong bước xây dựng chiến lược dữ liệu này, doanh nghiệp nên lưu ý rằng, chỉ khi hiểu rõ doanh nghiệp cần gì thì mới biết nơi để tìm kiếm và thu thập dữ liệu.

3. Phương pháp phân tích dữ liệu nào phù hợp

Sau khi đã xác định đúng nguồn thông tin, dữ liệu theo nhu cầu, doanh nghiệp nên thực hiện tiếp công việc phân tích dữ liệu. Nói một cách dễ hiểu, bước này nhằm mục đích để thấu hiểu dữ liệu bằng một phương pháp phân tích phù hợp.

Một phương pháp khá hiệu quả và mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp, đó là kết hợp các khối dữ liệu lại với nhau. Bởi, ngoài dữ liệu truyền thống đơn giản chỉ cần phân tich bằng số lần giao dịch hay số lượt truy cập của người dùng, thì còn có rất nhiều các nguồn Data tiềm năng phức tạp và hỗn mang khác như: Nội dung tản mạn trên Email, các status trên mạng xã hội,...

4. Phân tích và tìm kiếm Insight từ dữ liệu

                 g

      Tầm nhìn từ dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quy trình xây dựng chiến lược dữ liệu

Thực tế, đã từng có trường hợp, nhiều dữ liệu trở nên vô dụng vì kết quả trọng yếu sau khi phân tích không thể đến được với đúng đối tượng thông qua các hình thức thích hợp. Và, chính vì thế, các đối tượng này không thể đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác.

Do đó, ở bước này, doanh nghiệp cần vận dụng hết tất cả những kỹ năng của mình về kỹ thuật trình bày hay truyền tải. Thông tin càng được trình bày, truyền tải sinh động, có điểm nhấn và thể hiện được vấn đề mấu chốt một cách dễ hiểu, dễ xem thì sẽ càng có cơ hội thành công. Công việc này được đặt tên là phân tích dữ liệu và tìm kiếm tầm nhìn quan trọng từ dữ liệu.

5. Cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu

Kế tiếp trong quy trình xây dựng chiến lược dữ liệu chính là xác định các cơ sở hạ tầng tối ưu để lưu trữ dữ liệu. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch lựa chọn các phần mềm và phần cứng lý tưởng để việc chứa dữ liệu cho hiệu quả cao.

Hãy đặt câu hỏi xem, công nghệ lưu trữ Data của doanh nghiệp hiện tại có phù hợp hay chưa? Doanh nghiệp có cần bổ sung thêm giải pháp đám mây để bảo đảm an toàn cho dữ liệu hay không? Công nghệ này có năng lực phân tích và báo cáo ra sao, đồng thời bạn có nên thêm gì nữa hay không?

6. Xây dựng kế hoạch hành động

                g

                          Sau tất cả, giờ là lúc bạn cần lên kế hoạch hành động thực tế

Cuối cùng, sau một loạt các bước đi chắc chắn, lúc này là lúc doanh nghiệp đã sẵn sàng để đưa ra một kế hoạch hành động thực tế hoàn hảo. Cũng như nhiều kế hoạch khác, kế hoạch xây dựng chiến lược dữ liệu cũng cần bao gồm những cột mốc chính, những thành phần tham gia cũng như vai trò và trách nhiệm cụ thể của họ,...

Sau khi đã xây dựng xong chiến lược dữ liệu, doanh nghiệp hãy tạo ra một trường hợp ứng dụng cụ thể nhất trong kinh doanh. Từ đó, thử thuyết phục mọi người trong công ty của mình về giá trị thực sự của việc sử dụng dữ liệu. Một điều không thể thiếu nữa là nên xác định nhu cầu huấn luyện nội bộ và mốc thời gian cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài.

Hiện nay, nhiều công ty cũng như các tổ chức chính phủ ở hàng loạt ngành nghề, lĩnh vực khác nhau cũng đang áp dụng 6 bước xây dựng chiến lược dữ liệu này. Vì vậy, doanh nghiệp bạn cũng hãy bắt đầu ngay nếu muốn có những bước tiến xa trong hoạt động kinh doanh nhé! Hy vọng rằng, bài viết này của DTSVN mang đến cho doanh nghiệp bạn nhiều thông tin hữu ích và có giá trị.

 

-------------

DTSVN là công ty chuyển đổi số tiên phong phục vụ riêng các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp số hóa mới nhất giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.

Liên hệ ngay để được tư vấn và dùng thử giải pháp tại đây.

Chia sẻ: