Skip to main content

DOANH NGHIỆP CÓ BẮT BUỘC CHUYỂN ĐỔI SỐ KHÔNG?

Các khái niệm Chuyển đổi số tiếp cận chuyển đổi số từ các khía cạnh khác nhau, tuy nhiên hiểu một cách cơ bản nhất thì “chuyển đổi số” chính là quá trình doanh nghiệp thực hiện tối ưu hóa những quy trình hoạt động, tạo ra mô hình kinh doanh mới, tăng trải nghiệm để tăng sự hài lòng khách hàng. Tất cả hành động trên sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, tăng lợi nhuận, tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp.  

Chuyển đổi số không phải là số hóa

Nói chính xác hơn, “số hóa” là 1 giai đoạn của “chuyển đổi số”. Hai khái niệm này dễ bị đánh đồng với nhau, nhưng xét về bản chất, khái niệm chuyển đổi số rộng hơn rất nhiều. Theo lời giải thích của ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục tin học hoá – Bộ Thông tin và Truyền thôn tại hội thảo “Chuyển đổi số – Cơ hội và thách thức, “số hóa” là quá trình biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn “chuyển đổi số” là ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud)… Để phân tích các dữ liệu đã được số hoá, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải chuyển đổi số không?

Nếu doanh nghiệp bạn không sợ bị đào thải trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thời 4.0, nếu doanh nghiệp bạn tự tin có thể chiến thắng công nghệ, bạn có thể không cần chuyển đổi số. Nếu doanh nghiệp bạn muốn thuộc nhóm dẫn đầu, hay chí ít là không bị bỏ lại phía sau trong công cuộc dịch chuyển lên kỷ nguyên 4.0, bạn bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi số.

Theo các chuyên gia, trong vòng 3 – 5 năm nữa, doanh nghiệp nào chưa chuyển đổi số thì chắc chắn sẽ không thể trụ vững trên thị trường, bởi lẽ thói quen mua sắm của người dùng cũng đang dịch chuyển mạnh mẽ sang online thay vì mua hàng truyền thống.

Chuyển đổi số có khó không?

Để chuyển đổi số thành công, quan trọng nhất là 2 yếu tố:

Thứ nhất là tài chính. Có thể thấy hiện nay nhận thức về vấn đề chuyển đổi số ở Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, nhiều doanh nghiệp SME rất muốn làm chuyển đổi số nhưng rào cản đầu tiên của họ là không có nhiều tiền, họ chưa tìm được một giải pháp thích hợp với điều kiện kinh tế để có thể theo đuổi đến khi chuyển đổi thành công.

Thứ hai là nhân sự. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của công nghệ trong quản trị doanh nghiệp vì vậy họ chủ tập trung cho sản xuất vận hành để tồn tại, họ thiếu những nhân sự chuyên biệt hoặc 1 cố vấn về ứng dụng CNTT . Bộ máy vận hành dù cồng kềnh, mất thời gian nhưng sau một thời gian dài đã trở thành thói quen khó thay đổi. Bởi vậy, tư duy của người lãnh đạo phải thay đổi thì mới có thể tiến hành chuyển đổi số được.

Năm 2019, 1 số ông lớn trong ngành viễn thông, công nghệ thông tin của Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT, CMC,… đã thành lập liên minh chuyển đổi số và ra mắt tại diễn đàn Vietnam ICT Summit 2019. Cú bắt tay này đã truyền cảm hứng rất lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam để họ có thể mạnh dạn thực hiện chuyển đổi số cho tổ chức của mình.

Chuyển đổi số là việc khó nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng thực hiện nếu họ được trao tay một gói dịch vụ cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện với chi phí hợp lý.

-----

DTSVN là công ty chuyển đổi số tiên phong phục vụ riêng các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp số hóa mới nhất giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.

Liên hệ ngay để được tư vấn và dùng thử giải pháp tại đây

Chia sẻ: