Skip to main content

TƯƠNG LAI CỦA LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

 

Mục tiêu ban đầu của ngân hàng mở là tạo một thị trường thanh toán trọn vẹn hơn, giúp thanh toán an toàn hơn và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ, điển hình là chuyển đổi số, đang dần khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu. thời điểm hiện tại, hệ thống vẫn còn phức tạp, tốn kém và ít linh hoạt. Nhưng với xu thế phát triển trong tương lai, ngân hàng số sẽ trở thành xu hướng với sự linh hoạt và tự động. 

Mô hình truyền thống còn nhiều bất cập, vướng mắc

Với trọng tâm đầu tư là hệ thống lõi nguyên, khách hàng sẽ tiếp xúc và có cảm nhận về dịch vụ thông qua bộ phận front office - người tiếp xúc trực tiếp thực hiện dịch vụ theo yêu cầu khách hàng. Sau đó, sản phẩm sẽ được thực hiện thông qua bộ phận middle office - nơi quản lí rủi ro và tài nguyên công nghệ thông tin. Và cuối cùng, back office sẽ đảm nhận việc vận hành và lưu trữ dữ liệu. Dễ nhận thấy, mô hình hiện tại có nhiều yếu điểm: cấu trúc cồng khềnh kém linh hoạt, quy trình chậm chạp, chi phí vận hành cao, không cập nhật chính xác số liệu. 

Ngân hàng số đang là xu thế tất yếu

Trong tương lai, ngân hàng mở sẽ thay thế mô hình truyền thống do tính linh hoạt và tự động, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Với kiến trúc điện toán đa đám mây, mọi thông tin số liệu sẽ được cập nhật nhanh chóng và chính xác. Mọi quy trình sẽ được số hoá tối đa để mọi người dùng có một trải nghiệm liền mạch và tối ưu. Bằng việc sử dụng hiệu quả các dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, thông tin gửi về cơ sở dữ liệu trở nên tinh gọn, chính xác. Điều này giúp giảm gánh nặng trong hệ thống lưu trữ, cũng như tạo ra quy trình làm việc thông minh, nhờ đó tiết kiệm chi phí và nhân lực. 

Lợi ích của ngân hàng khi chuyển đổi số

Theo báo cáo của McKinsey & Company, “core banking” chỉ đạt 35% lợi nhuận và khoảng 4% lợi nhuận trên vốn. Mặt khác, khi áp dụng chuyển đổi số, con số này đem lại kết quả ấn tượng hơn nhiều, 65% tổng lợi nhuận và lợi nhuận trên vốn đạt đến 20%.

Để giành chiến thắng trong cuộc đua kỹ thuật số, các tổ chức tài chính, ngân hàng cần thực hiện hiệu quả việc khai thác công nghệ như tự động hoá và AI. Sau đó, áp dụng một cách rộng rãi, tạo liên kết giữa nội bộ công ty cũng như đối tác bên ngoài trên nền tảng an toàn, tin cậy. Chắc chắn, chuyển đổi số sẽ tạo ra những giá trị khác biệt cho tổ chức cũng như toàn hệ sinh thái.

Xu thế và cơ hội

Hiện tại, có 59% người Việt Nam sở hữu tài khoản ngân hàng, 67% sử dụng internet và 70% sử dụng điện thoại thông minh, nhưng có chưa đến 20% các giao dịch ngân hàng thông qua trực tuyến và thanh toán kỹ thuật số. Trong khi từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã kích hoạt một xã hội không tiền mặt vào năm 2020, tập trung vào phát triển thanh toán kỹ thuật số.

So với thị trường nước ngoài ở những nước tiên tiến, số lượng ngân hàng số phát triển ở Việt Nam còn ở mức khiêm tốn. Các ngân hàng chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình số hóa và đang có một cơ hội lớn cho các ngân hàng ứng dụng công nghệ số để mang đến những sản phẩm và dịch vụ mới tạo tiện lợi cho khách hàng.

Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2030 là 106 triệu người, tỷ lệ chi tiêu của khách hàng sẽ tăng lên, cùng với đó là sự tăng trưởng trong tầng lớp trung lưu. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, số lượng người dùng điện thoại thông minh gia tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng được phân phối qua các kênh di động.

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking đạt là 200% và hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Đồng thời, Việt Nam hiện đã có 70 tổ chức tín dụng, chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.

Đến năm 2025, Việt Nam sẽ có một thế hệ “khách hàng số” chi phối thị trường, tệp khách hàng này có những mong muốn và kỳ vọng cao hơn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính số. Đồng thời, với sự phát triển của mạng xã hội và công nghệ, họ hoàn toàn có thể dễ dàng so sánh độ tiện lợi của dịch vụ giữa các ngân hàng, chi phí hợp lý hơn. Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi từ việc lấy sản phẩm làm trung tâm, sang lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Vì vậy, cơ hội để việc chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam được đánh giá có tiềm năng vì:

Về công nghệ: Việt Nam là nước đi sau bởi ngân hàng số đã phát triển ở các nước khác và ở một tầm cao nên các ngân hàng Việt Nam chỉ cần xây dựng cơ sở hạ tầng và áp dụng công nghệ từ nước ngoài là thành công. Đi sau nên rút được nhiều kinh nghiệm cũng như khắc phục các vấn đề.

Về thị trường: Hiện nay các ngân hàng tập trung ở thành phố, và xây dựng theo cụm nên bỏ qua đối tượng khách hàng ở tỉnh lẻ và nhỏ. Vậy nên khi xây dựng ngân hàng số sẽ thu hút và tiếp cận được tập khách hàng đó.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi số để trở thành ngân hàng số toàn diện không hề đơn giản bởi ngoài vấn đề kinh phí, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với các thách thức như: Khó thu hút nhân tài; lãnh đạo thiếu hiệu quả; sự khó khăn trong việc phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh; kết cấu dữ liệu phức tạp; thiếu nhân tài quyết định trong DN; thay đổi văn hóa DN; hạn chế của công nghệ thông tin…Để đẩy nhanh quá trình, các tổ chức cần tái hình dung quy trình công việc và bộ máy vận hành, đồng thời, liên kết với những tổ chức công nghệ kinh nghiệm để phát triển ngân hàng số phù hợp với nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng tới.

--------------

DTSVN là công ty chuyển đổi số tiên phong phục vụ riêng các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp số hóa mới nhất giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.

Liên hệ ngay để được tư vấn và dùng thử giải pháp tại đây

Chia sẻ: