Skip to main content

TRỞ THÀNH NHÀ PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ PRO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG (BAB)  

  • Sinh viên chuyên ngành BIS/MIS/E-commerce quan tâm đến lĩnh vực Phân tích Nghiệp vụ Phần mềm dành cho ngành ngân hàng, muốn làm quen với các kiến thức cơ bản cũng như tìm hiểu về con đường sự nghiệp của một BA.
  • Sinh viên các ngành kinh tế, quản trị, nhân sự, ngoại ngữ, ... có định hướng theo nghề BA.
  • Các bạn sinh viên muốn xây dựng nền tảng nghiệp vụ vững chắc, thử sức mình với các tình huống/dự án thực tế trước khi bước vào nghề BA.
  • Bạn là một chuyên gia IT (Information Technology - Công nghệ Thông tin) có kinh nghiệm trong lập trình Jave, .NET, Tester, QA, QC, ...
  • Bạn là chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm (IT Business Analyst/ IT BA) trong ngành bảo hiểm, viễn thông,...và quen thuộc với SDLC (Software Development Lifecycle - Vòng đời phát triển sản phẩm) và phân tích yêu cầu nghiệp vụ (requirements analysis);
  • Hoặc bạn đang là nhân viên tài chính, Marketing,...
  • Các bạn hoàn toàn mới và muốn định hướng sang lĩnh vực khác...

Trong bài viết này, DTSVN sẽ đề cập đến chủ đề liên quan đến nghề phân tích nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng (Business Analysis for Banking - BAB). Theo bạn, BA ngân hàng có điểm nào giống và khác so với các nhà BA trong các lĩnh vực khác không?

Nếu bạn cho rằng “Đã làm BA thì BA ở lĩnh vực nào cũng na ná nhau, cũng đi workshops, làm rõ các yêu cầu (requirements), tài liệu hoá yêu cầu,... thôi mà. Kiến thức về lĩnh vực đó không quan trọng lắm!” thì có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi trải nghiệm thực tế. Bạn có biết rằng: Kiến thức nền trong lĩnh vực mình đang hoạt động là vô cùng quan trọng. Nếu bạn là người mới tham gia vào ngành ngân hàng thì một trong những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải là đó chính là việc thu thập các kiến thức lĩnh vực ngân hàng cần thiết đấy. Bởi nếu bạn không có kiến thức về ngân hàng, sẽ rất khó để bạn có thể thực hiện thành công một dự án ngân hàng đối với các bên liên quan và khách hàng của bạn.

o

Bạn không tin ư? Vậy giờ, bạn hãy thử tưởng tượng mình đang trong một buổi workshop để thu thập các yêu cầu trong việc xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử. Một stakeholder đặt lên câu hỏi: “Chúng tôi xử lý thư tín dụng trong hệ thống mới này như thế nào?” hoặc “Các bạn sẽ xử lý tỷ lệ khoản vay trên giá trị cấp độ khách hàng ra sao?” Nếu bạn không thể trả lời hoặc thậm chí không hiểu các stakeholders đang nói gì, vậy là bạn đã đánh mất niềm tin của khách hàng, thậm chí bạn đang mạo hiểm với chính uy tín và sự nghiệp của bản thân đấy.

Tới đây, chắc bạn đã đồng ý với DTSVN rằng: Kiến thức nền trong lĩnh vực mình đang công tác là rất quan trọng, đúng không nào? Vậy thì đối với các bạn mới bắt đầu với lĩnh vực ngân hàng, làm sao để củng cố kiến thức trong ngành đây? Có thể bạn sẽ chọn cách đọc thật nhiều quyển sách dày cộm, hoặc tham gia những khoá học để bổ sung thêm kiến thức,... Miễn là bạn cảm thấy phù hợp với bản thân và bạn có thể tiếp thu được, thì đó sẽ là cách tốt dành cho bạn.

Ở bài viết này, DTSVN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về ngành ngân hàng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.

1. Kiến thức về lĩnh vực ngân hàng:

Khái niệm ngân hàng và cách thức ngân hàng thu lợi nhuận:

Kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng là bao la rộng lớn. Là BA, bạn cần hiểu cách hoạt động của một ngân hàng từ đầu đến cuối để bạn có thể có được cái nhìn “toàn cảnh” về ngân hàng và có thể liên kết thông tin lại với nhau, hiểu cách các ngân hàng kiếm tiền để bạn có thể tìm ra ý nghĩa câu nói của nhân viên, ví dụ như: Thu nhập dựa trên lãi suất so với thu nhập dựa trên phí,...

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm ngân hàng. Ngành ngân hàng có thể được định nghĩa là chuỗi hoạt động kinh doanh trong việc nhận giữ tiền gửi thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức và bảo vệ số tiền đó. Sau đó, ngân hàng sẽ đem cho vay số tiền này để thu lợi nhuận. Cụ thể hơn về việc ngân hàng tham gia vào thị trường để kiếm lợi nhuận:

  • Người gửi tiết kiệm (Bao gồm các cá nhân, tổ chức,...) sẽ gửi tiền vào các ngân hàng khác nhau. Và các ngân hàng sẽ đưa tiền cho những ai có nhu cầu vay và đủ điều kiện vay (họ cũng cùng tập nhóm người giống nhóm người gửi tiết kiệm: Có thể là cá nhân, tổ chức,...).
  • Ngân hàng phải có trách nhiệm trả lại đúng số tiền gửi và thêm tiền lợi nhuận/lãi suất (Theo cam kết/ hợp đồng) cho người gửi tiết kiệm. Đồng thời, người vay phải hoàn trả lại số tiền đã vay cho ngân hàng, kèm theo lợi nhuận/lãi suất (theo cam kết/ hợp đồng).
  • Tuy nhiên, số tiền lãi suất mà ngân hàng phải trả cho người gửi và người vay phải trả cho ngân hàng sẽ khác nhau ở chỗ lãi suất mà người vay phải trả cho ngân hàng thường sẽ lớn hơn. Sự khác nhau này là vì ngân hàng sẽ kiếm lợi nhuận dựa trên mức chênh lệch (spread) này. Mức spread càng cao, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận hơn.

Các loại tài khoản Ngân hàng

o

Tài khoản tiết kiệm ngân hàng (Savings account)

Như tên gọi, đây là dạng tài khoản với mục tiêu chính là thúc đẩy tiết kiệm nên sẽ không có giới hạn về số lượng và số tiền gửi mà bạn thực hiện trên tài khoản này, và cũng không tốn phí khi đưa tiền vào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp giới hạn về số tiền rút ra. Bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể giới hạn số lượng và số lần rút tiền mà bạn có thể thực hiện trên tài khoản tiết kiệm này. Trong trường hợp cạnh tranh giữa các đối thủ ngân hàng khác nhau, mà các ngân hàng sẽ có chính sách khác nhau về việc rút tiền này. Đây là loại tài khoản cơ bản mà khi bạn mở tài khoản này, bạn thường sẽ không bị tính bất kỳ phí giao dịch, phí duy trì, phí dịch vụ,... nào. Nhưng bạn sẽ không có các hỗ trợ cơ bản như internet banking, thẻ ghi nợ, thẻ ghi nợ,...

Tài khoản vãng lai (Current Account)

Đây là loại tài khoản có tính thanh khoản cao và không giới hạn số lần giao dịch. Bạn có thể bỏ vào tài khoản bất kỳ số tiền nào và không có giới hạn số lần, cũng như bạn có thể rút tiền mà không gặp bất kỳ trở ngại gì. Tuy nhiên, bạn sẽ bị phạt nếu không duy trì được số dư tối thiểu theo cam kết và ngân hàng cũng sẽ không trả lợi nhuận cho tài khoản này hoặc nếu có (tuỳ vào chính sách cạnh tranh với các ngân hàng khác). Ở tài khoản này, có thể bạn sẽ tốn phí dịch vụ tuỳ vào từng ngân hàng. Tài khoản vãng lai này sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, vì các nhà kinh doanh thường có nhu cầu gửi rất nhiều tiền vào nhiều lần vào mỗi các ngày trong tuần, cũng như việc liên tục rút số tiền ra khỏi tài khoản.

Tài khoản tiền gửi cố định (Fixed Deposit Account)

Đối với tài khoản này, bạn chỉ có thể đưa tiền vào tài khoản duy nhất 1 lần và chờ đến đáo hạn, sau đó có thể rút cả vốn lẫn lời. Ở tài khoản này, bạn có thể rút tiền trước kỳ hạn mà không phải chịu bất kỳ hình phạt nào từ phía ngân hàng, hoặc sẽ bị phạt tiền phí bổ sung tuỳ ngân hàng. Khách hàng sẽ có khoản vay bổ sung đối với tiền gửi cố định (FDs) lên đến 80-90 phần trăm giá trị của khoản tiền gửi.

Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (Recurring Deposit Account)

Ở tài khoản này, bạn sẽ phải gửi tiền sau một khoảng thời gian cố định, ví dụ 10 triệu/ tháng hoặc 50 triệu/ quý. Lợi nhuận mà bạn kiếm về sẽ bằng với FD account. Ở tài khoản này, bạn có thể góp cố định (10 triệu/tháng) hoặc thay đổi (tháng 1:10 triệu, tháng 2:15 triệu,...). Tuy nhiên, ở tài khoản này, bạn sẽ không được rút tiền ra trước thời gian đáo hạn, mà sẽ chọn hình thức đóng tài khoản trước thời gian đáo hạn.

Các loại hình Ngân hàng khác nhau

Các ngân hàng sẽ được phân chia tùy theo tính chất và chiến lược kinh doanh. Với hình thức này, chúng ta thường gặp 3 loại hình ngân hàng là: Ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn và ngân hàng hỗn hợp. Là BA, bạn cần hiểu các loại hình ngân hàng khác nhau để bạn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư và ngân hàng tư nhân,...

Ngân hàng bán buôn

Là ngân hàng có nhiệm vụ chính là làm những giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Ngân hàng bán lẻ

Là ngân hàng chuyên thực hiện những giao dịch, cung cấp các dịch vụ cho đối tượng khách hàng là những cá nhân.

Ngân hàng hỗn hợp

Đây là ngân hàng có thể thực hiện cả nhiệm vụ của cả ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Ngân hàng này thường làm những giao dịch, cung cấp dịch vụ cho khách hàng là những doanh nghiệp hay các cá nhân.

Ngoài ra, nếu dựa vào tính chất hoạt động thì người ta cũng có thể phân chia ngân hàng thành 2 loại là ngân hàng chuyên doanh cùng với ngân hàng kinh doanh tổng hợp.

Ngân hàng chuyên doanh

Là ngân hàng này chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nào đó theo đúng tên gọi là ngân hàng chuyên danh. Chẳng hạn như ngân hàng chuyên về xuất nhập khẩu, nông nghiệp hay đầu tư…

Ngân hàng kinh doanh tổng hợp

Là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả những lĩnh vực kinh tế, tham gia hầu hết mọi nghiệp vụ mà một ngân hàng có thể làm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh những kiến thức trên, sẽ có những kiến thức bạn cần tự mình tìm hiểu như: Quy định, hoặc quy trình nghiệp vụ, sản phẩm, dịch vụ, hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán... của ngân hàng mình đang làm việc mà đưa ra những giải pháp hợp lý; hay khách hàng của ngân hàng là ai; các kênh phân phối và bán hàng,... Song song đó, bạn cần hiểu về ngân hàng kỹ thuật số để bạn có thể hiểu được công nghệ di động và kỹ thuật số đang biến đổi các dịch vụ ngân hàng và xu hướng thị trường như thế nào.

2. BA ngân hàng là ai?

Định nghĩa

Giải thích một cách đơn giản, BA ngân hàng (Banking Business Analysis) hay (Business Analysis for Banking (BAB)) là người BA được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực ngân hàng. Vậy nên, trước khi trở thành BA ngân hàng, bạn cần nắm vững kiến thức, kỹ năng phân tích, kỹ năng mềm,... của một BA trước nhé.

Những kỹ năng dành cho Banking Business Analyst

Như định nghĩa về BA Ngân hàng ở trên, thì BA ngân hàng cũng chính là người BA mà thôi. Các công việc thường gặp của BA ngân hàng vẫn là:

  • Làm việc chặt chẽ với BA Lead trong quá trình làm việc, ví dụ: Tạo ra các hệ thống mới để cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mới cho các chủ sở hữu cổ phần của ngân hàng;
  • Gợi ý, phân tích, chỉ định và xác minh các yêu cầu kinh doanh;
  • Tài liệu hoá các yêu cầu;
  • Hỗ trợ nhóm kỹ thuật;
  • Phối hợp với nhóm kiểm thử trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau;
  • Và các công việc khác của một BA. Vì vậy, BA ngân hàng cũng cần trang bị bộ core skills bao gồm:
  • Kỹ năng giao tiếp (Ví dụ: Biết cách giao tiếp với các C-levels với tư cách là BA Ngân hàng để thể hiện sự đĩnh đạc, chuyên nghiệp khi nói chuyện với quản lý cấp cao và thuyết phục thành công họ với quan điểm của bạn)
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề, tình huống,... (Biết cách mà BA ngân hàng sử dụng dữ liệu hoạt động để xây dựng các tình huống kinh doanh vững chắc, từ đó xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu chính xác từ hoạt động của ngân hàng và phát triển chiến lược kinh doanh tốt trong một thời gian ngắn)
  • Kỹ năng tư duy, phản biện (Biết cách lập luận, đặt câu hỏi vào trọng tâm vấn đề, hoặc trả lời câu hỏi đúng trọng tâm và hài lòng các bên liên quan)
  • Kỹ năng phân tích và trình bày (Biết cách tạo trang trình bày PowerPoint thuyết phục và chuyên nghiệp, giống như các chuyên gia tư vấn hàng đầu của các doanh nghiệp lớn).
  • Khả năng tiếng Anh (Sử dụng tiếng Anh như công cụ để giao tiếp và truyền đạt thông tin với các đối tác nước ngoài)
  • Và các kỹ năng quan trọng khác cần thiết cho sự thăng tiến trong nghề.

Nghề BA ngân hàng

Ngày nay, trong thời kỳ công nghệ 4.0, các ngân hàng đều quan tâm đến việc chuyển đổi số cho các hoạt động ngân hàng, bao gồm lưu trữ thông tin, quản lý dữ liệu, quản lý nhân viên,... và nhiều công việc khác. Vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng kỹ sư, chuyên viên phân tích trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng ngày càng tăng. Các công việc của một BA Ngân hàng thường thực hiện đó là:

Dự án R&D có yếu tố công nghệ mới như:

  • AI
  • Big Data
  • Blockchain
  • IoT
  • Chuyển đổi số (Digital Banking)
  • Ví dụ: Credit Scoring, Chatbot, Voicebot, RPA, Smart Banking,..

Xây dựng Ngân hàng lõi (Core Banking): Triển khai và vận hành các nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng hệ thống Core Banking, phát triển các phần mềm core banking phổ biến, chuyển đổi hệ thống core banking,...

Xây dựng Ngân hàng điện tử (e-Banking): Xây dựng, tổ chức và nền tảng công nghệ hỗ trợ cho các dịch vụ ngân hàng điện tử; áp dụng và thực hiện các hoạt động phát triển cũng như quản trị dự án ngân hàng điện tử; phân tích cách thức triển khai dự án ngân hàng điện tử trong thực tế đối với từng tổ chức cụ thể. Đặc biệt, đây cũng là mảng lĩnh vực khá hot mà ngân hàng Việt Nam thường xuyên tuyển dụng.

Chia sẻ: