Skip to main content

Cần Trang Bị Những Kỹ Năng Mềm Gì Để Trở Thành Một Business Analyst?

Trong ngành Business Analytics thì kỹ năng mềm là một yếu tố rất quan trọng. Ngoài những kỹ năng chuyên môn, để thành công khi làm nhà phân tích nghiệp vụ cần những kỹ năng mềm nào? Hãy cùng tìm hiểu với DTSVN.

Business Analyst (BA) là gì?

Business Analyst (viết tắt BA) còn có tên gọi khác là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Nhiệm vụ chính của Business Analyst là phân tích nhu cầu của khách hàng và phối hợp với nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

Business Analyst (BA) là gì?

Bên cạnh đó, BA còn giúp đổi mới cách thức vận hành kinh doanh giữa các bộ phận để sử dụng tốt nhất nguồn lực đang có. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí hoạt động và phục vụ khách hàng tốt nhất.

Các kỹ năng mềm mà BA cần có

Kỹ năng tư duy phân tích dữ liệu

Nếu người phân tích nghiệp vụ không có tư duy phân tích một cách bài bản thì rất dễ rơi vào việc phân tích một cách tự do và rời rạc. BA (Business Analyst) sẽ không phân tích ngẫu nhiên theo suy nghĩ của mình mà sẽ sử dụng các framework tư duy đã được công nhận, giúp tư duy trở nên logic và tốt hơn.

Kỹ năng tư duy phân tích dữ liệu

Kỹ năng giao tiếp

Khi các bạn làm việc trong một công ty thì cần phải có kỹ năng giao tiếp để có thể trao đổi dữ liệu giữa các phòng ban và để hiểu được insight từ dữ liệu một cách rõ ràng và chính xác. Bởi vì một mình bạn sẽ không thể hiểu hết những dữ liệu ở trong doanh nghiệp và cả khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kết nối với người khác cũng vô cùng cần thiết để trao đổi, làm việc thông suốt.

Kỹ năng thuyết phục

Sau khi đưa ra những phân tích thì bạn cần phải trình bày những ý tưởng từ phân tích đó đến người nghe. Bạn cần phải thuyết phục được người nghe nghe theo những ý tưởng, những khuyến nghị mà mình đã đề xuất. Lúc này, bạn cần có kỹ năng thuyết phục để chinh phục được người nghe.

Khả năng diễn giải dữ liệu

BA tổng hợp được rất nhiều dữ liệu và phải có khả năng đọc hiểu nó. Nhưng quan trọng hơn, cần làm cho “những con số biết nói”. Điều này yêu cầu khả năng diễn giải dữ liệu để làm nổi bật lên ý nghĩa của dữ liệu, từ đó dễ đưa ra quyết định hơn.

Khả năng trình bày

Một kỹ năng nữa mà BA phải “master” là kỹ năng trình bày. Người BA giỏi có thể trình bày rất tốt quan điểm của bản thân. Hình thức trình bày đa dạng bằng cách tập hợp các hình ảnh trực quan như biểu đồ và đồ thị, viết báo cáo và trình bày thông tin.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Công việc của Business Analyst thường xuyên phải đối mặt với sự thay đổi. Chính vì vậy, khả năng xử lý vấn đề là một trong những kỹ năng mà BA cần rèn giũa để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Từ đó, các dự án có sự tham gia của BA mới có thể được vận hành trơn tru và đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án tốt nhất.

Kỹ năng quản lý dự án

Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp cho hoạt động kinh doanh, Business Analyst còn tham gia quản lý trực tiếp các dự án tạo ra các giải pháp đó. Trong đó, các công việc như lập kế hoạch dự án, điều phối nhân viên, dự báo ngân sách, đảm bảo tiến độ dự án,... đều cần BA sử dụng đến kỹ năng quản lý dự án. Vì vậy, BA cần chú trọng phát triển kỹ năng này để có thể điều hành được công việc thuận lợi nhất.

-------------

Nguồn: Tổng hợp

DTSVN là đơn vị cung cấp các khoá học Business Analyst chuyên biệt dành cho BA Ngân hàng. Khoá học thiết kế từ cấp độ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với mọi đối tượng đang làm hoặc định hướng làm BA. 

Duy nhất DTSVN có Quỹ khuyến học lên tới 100 triệu đồng dành các bạn sinh viên mới ra trường muốn dấn thân vào ngành BA.

Liên hệ ngay để được tư vấn và trải nghiệm  tại đây.

 

Chia sẻ: