KHI NGÂN HÀNG SỐ KHÔNG ĐƠN THUẦN CHỈ LÀ CÔNG NGHỆ
Chuyển đối số hay số hóa ngân hàng đã không còn là lựa chọn mà trở thành bắt buộc với các nhà băng. Bởi lẽ, chỉ có chuyển đổi số, ngân hàng mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển nhanh như vũ bão. Ngân hàng “thay đổi là sống còn, số hóa là bắt buộc”.
Trong vòng 1 năm trở lại đây, chuyển đổi số trong ngành ngân hàng được đẩy nhanh hơn nhờ chất xúc tác mang tên Covid-19. Không chỉ những ngân hàng thương mại cổ phần có tiềm lực mạnh mà ngay cả các ngân hàng nhỏ trong hệ thống cũng đã tăng tốc trong cuộc đua số hoá. Nhờ vậy, các giao dịch liên quan đến ngân hàng luôn được duy trì thông suốt 24/7, bất chấp dịch bệnh xảy ra khiến không ít các điểm giao dịch ngân hàng phải đóng cửa.
Một báo cáo chuyên đề vừa được Chính phủ công bố trong tháng 10 cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua kênh Internet đạt 435,25 triệu giao dịch với giá trị 22,78 triệu tỷ đồng; tăng tương ứng 54,1% về số lượng và 30,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt tới 1.193,9 triệu giao dịch với giá trị hơn 13,5 triệu tỷ đồng; tăng tương ứng 74,98% về số lượng và 93,69% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Trong báo cáo trên, Chính phủ nhìn nhận, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công tại Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, được cải thiện đáng kể cả về quy mô, chất lượng thanh toán.
Hiện đã có hơn 90% giao dịch nộp thuế của doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện qua ngân hàng; người dân đã có thể thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với tiền điện trên phạm vi cả nước; 42% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; 42% số người hưởng và 39% số tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trong toàn quốc chi trả qua tài khoản cá nhân.
Cùng với sự bùng nổ giao dịch các kênh nói trên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo, triển khai nhiều chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn; chính sách miễn, giảm phí, dịch vụ đã góp phần tích cực khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các kênh thanh toán điện tử, hạn chế sử dụng tiền mặt.
Với bản thân các ngân hàng, công cuộc chuyển đổi số đến nay cũng đã cho nhiều nhà băng hái trái ngọt. Đơn cử như MB hiện đã số hoá hoàn toàn hoạt động, bao gồm cả nội bộ lẫn phục vụ khách hàng, tới trên 90%, VIB từ lâu cũng đã không còn giấy tờ trên bàn của lãnh đạo mà chỉ có các thiết bị công nghệ kết nối wifi, HDBank đến nay cũng gần như số hoá hoàn toàn. Nhờ số hoá nhanh, các ngân hàng gần đây đều tăng trưởng mạnh trong tất cả các hoạt động, thậm chí đại dịch Covid-19 xảy ra, nguồn thu từ tín dụng có sụt giảm do các nhà băng phải hi sinh lợi nhuận để hỗ trợ nền kinh tế, giúp khách hàng vượt qua đại dịch, nhưng nguồn thu từ dịch vụ vẫn tăng trưởng tốt. Kết quả là, lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt mục tiêu các cổ đông giao phó.
Tuy vậy, chuyển đổi số không đơn thuần chỉ ở công nghệ mà còn cả con người và quy trình.
Với yếu tố con người, các ngân hàng đang ngày càng đầu tư từ khâu tuyển chọn nhân tài đến bồi đắp, đào tạo, xây dựng chính sách giữ chân và tưởng thưởng tương xứng.
Với yếu tố quy trình, ngoài việc nâng cấp, cập nhật và sử dụng các quy định tự thiết lập, các ngân hàng đang ngày càng mạnh tay vào các giải pháp phần mềm giúp tự động hóa tác nghiệp, nâng cao năng suất lao động và tối ưu nguồn lực cho nhà băng
DTSVN hiện đang là một trong những công ty phần mềm đi đầu trong việc xây dựng, phát triển các giải pháp tối ưu quy trình vận hành, tăng hiệu suất lao động, tiết giảm tối đa nguồn lực quản lý hệ thống.
Tìm hiểu thêm các giải pháp của chúng tôi tại đây