Đặc thù công việc của Business Analyst trong Ngân hàng
Các ngân hàng ở khắp nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số. Sự cạnh tranh là rất lớn và dữ liệu được xem là chìa khóa dẫn đến thắng lợi. Đó cũng là lúc vai trò của các Business Analyst ngân hàng trở nên cần thiết.
Banking Business Analyst là vai trò quan trọng trong các ngân hàng
1. Business Analyst ngân hàng là gì? Có gì đặc biệt so với những lĩnh vực khác?
Business Analyst (BA) ngân hàng là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà phân tích nghiệp vụ làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Họ là những người sẽ trực tiếp phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cho quy trình kinh doanh của ngân hàng đó. Người BA giúp các vị trí quản lý cấp cao đưa ra quyết định chính xác hơn dựa trên dữ liệu.
Banking Busines Analyst sẽ làm việc trực tiếp với các quản lý cấp cao
So với các lĩnh vực khác, BA ngân hàng cần có những nghiệp vụ chuyên môn riêng. Điều này bắt nguồn từ việc các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng từ cho vay, tín dụng, tiền gửi,.... Ngoài ra, dựa trên đối tượng khách hàng và các cấp quản lý mà BA có thể cần thêm kiến thức về ngoại ngữ, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm,....
2. Công việc thường ngày của một Business Analyst là gì?
Banking Business Analyst sẽ đảm nhiệm những công việc như nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả cho ngân hàng. Để làm được việc đó, họ phải tiến hành khai thác, làm sạch, phân tích và trực quan dữ liệu từ nhiều nguồn. Một BA ngân hàng cần phải có nền tảng vững chắc về sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay hệ thống của ngân hàng.
Business Analyst ngân hàng có khá nhiều công việc trong một ngày
Sau đó, bằng các kiến thức phân tích logic, những công cụ hỗ trợ, họ sẽ biến dữ liệu thô thành thông tin có giá trị. Cuối cùng, BA sẽ dùng kỹ năng thuyết trình để chia sẻ thông tin với toàn bộ doanh nghiệp. Nhờ đó, tất cả mọi bộ phận trong ngân hàng có thể nắm bắt được những việc cần làm và mục tiêu tập thể hướng đến. Những công việc cụ thể mà BA ngân hàng thường làm:
- Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, đối tác cũng như các bên liên quan trong dự án
- Xây dựng các mô hình và đề xuất những giải pháp dành cho các quy trình kinh doanh cũng như vấn đề ảnh hưởng hiệu suất
- Hợp tác, hỗ trợ cùng các nhóm triển khai kế hoạch đã đề xuất để hướng đến mục tiêu kinh doanh
- Trở thành cầu nối cho các bên liên quan, khách hàng, đối tác, quản lý,....
- Tiến hành tổ chức các cuộc họp, báo cáo, thuyết trình để chia sẻ thông tin, dữ liệu
- Theo dõi tiến độ dự án và quá trình triển khai các đề xuất để nắm bắt và không ngừng cải tiến quy trình kinh doanh
3. Những nghiệp vụ phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng mà Business Analyst cần
Nghiệp vụ là một trong những điều đặc biệt có thể gây khó khăn cho các BA. Vì thế, BA ngân hàng thường là những người có yêu cầu cao về mặt nghiệp vụ. Dưới đây là một số nghiệp vụ phổ biến mà BA nên lưu ý khi muốn bước chân vào ngân hàng.
Ngân hàng là lĩnh vực yêu cầu nhiều kiến thức nghiệp vụ
- Tài khoản và định danh
- Thanh toán và chuyển tiền
- Hạn mức giao dịch
- Thẻ & Thẻ tín dụng
- Vay/cho vay
- Gửi tiết kiệm
- KYC/eKYC
- ATM & rút tiền
- Chứng chỉ quỹ/đầu tư
- AML
- Thanh toán điện tử
- Khách hàng doanh nghiệp
- ….
4. Các kỹ năng và kiến thức cần có để làm việc trong ngành ngân hàng
Banking Business Analyst là vai trò yêu cầu nhiều kiến thức lẫn kỹ năng. Bên cạnh các chủ đề phân tích nghiệp vụ thì các vấn đề liên quan đến ngành ngân hàng cũng rất quan trọng. Vì vậy, để làm việc trong ngân hàng, BA phải có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ, quy trình, hiểu các quy tắc, quá trình làm việc. Ngoài ra, những kỹ năng và kiến thức dưới đây sẽ rất hữu ích.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy và phân tích logic
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, hợp tác
- Kỹ năng tổ chức, quản lý, sắp xếp công việc
- Sử dụng những công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu như Excel, SQL, Jira, MS Project,...
- Kỹ năng phân tích hệ thống ngân hàng, các tiêu chuẩn nghiệp vụ được đề cập trong BABOK
- Kỹ năng ngoại ngữ tùy theo thị trường và khu vực làm việc
5. Cơ hội phát triển cho Business Analyst ngân hàng trong tương lai
Banking Business Analyst nói riêng và Business Analyst nói chung hiện là công việc thu hút rất nhiều nhân tài. Tương lai của ngành dữ liệu được nhiều chuyên gia đánh giá rất cao. Tác giả Thomas Davenport và D.J. Patil đã mô tả nhà khoa học dữ liệu là công việc hấp dẫn nhất thế kỷ 21 trên Harvard Business Review.
Đối với các Business Analyst ngân hàng, bạn có nhiều hướng phát triển sự nghiệp để lựa chọn như:
- Chuyên gia phân tích nghiệp vụ cấp cao cho ngân hàng: Người đóng vai trò chủ đạo trong các dự án lớn, phức tạp và xây dựng chiến lược cho ngân hàng.
- Nhà quản lý phân tích nghiệp vụ: chuyên điều hành và hướng dẫn đội ngũ các nhà phân tích nghiệp vụ khác. Ngoài trách nhiệm đào tạo thì họ cũng góp phần đảm bảo chất lượng và hiệu suất làm việc của ngân hàng.
- Kiến trúc sư kinh doanh: người chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng các giải pháp toàn diện cho ngân hàng. Trong đó, ngoài lĩnh vực kinh doanh còn có những khía cạnh khác như công nghệ, quản lý và văn hoá.
- Chuyên gia tư vấn kinh doanh: người cung cấp dịch vụ phân tích nghiệp vụ cho nhiều ngân hàng và tổ chức khác. Mục tiêu là giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động kinh doanh và đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Tham khảo: Khóa huấn luyện Business Analyst ngành ngân hàng
Tùy theo sở thích, kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm mà các Business Analyst có thể chọn những con đường khác nhau. Dù vậy, Business Analyst ngân hàng vẫn là một hướng phát triển rất đáng để cân nhắc. Tất nhiên, đi cùng với những đãi ngộ hấp dẫn là trách nhiệm và yêu cầu khắt khe. Nếu bạn thật sự yêu thích công việc phân tích cũng như môi trường ngân hàng thì tại sao không tự mình trải nghiệm!
----------------
Thông tin liên hệ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay muốn biết thêm thông tin về khóa huấn luyện, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Điện thoại: 035.660.4448 (Ms Nga)
Email: ngakt@dtsvn.net