Thu nhập trung bình của 1 Business Analyst
Mục lục nội dung
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương trong nghề Business Analyst
1.1 – Số năm kinh nghiệm
1.2 – Chức danh công việc
1.3 – Domain hoạt động
2. Thu nhập nghề Business Analyst tại Việt Nam
3. Cách để tăng thu nhập trong nghề Business Analyst
Bạn đã bao giờ quan tâm về thu nhập của nghề Business Analyst (BA) chưa? Mức lương trong mỗi ngành nghề là yếu tố quan trọng dùng để đánh giá về chuyên môn, kỹ năng, năng suất, mức độ hiệu quả của công việc,…
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn về mức lương cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong nghề BA tại Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương trong nghề Business Analyst
1 – Số năm kinh nghiệm
Kinh nghiệm là 1 yếu tố quan trọng để giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng năng lực của bạn. Ngoài ra, số năm kinh nghiệm cũng sẽ quyết định bạn hiện tại đang ở Level nào cùng với năng lực của mình. BA cũng như xu hướng mọi ngành khác, khi mới gia nhập mức lương thường sẽ thấp và sẽ cao dần về sau khi đã tích lũy đủ cả về kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết trong nghề.
2 – Chức danh công việc
Tương tự như yếu tố kinh nghiệm, chức danh của một Business Analyst trong tổ chức sẽ được quyết định bởi những giá trị, trách nhiệm mà người đó sẽ mang lại cho doanh nghiệp. Chức danh sẽ được phân ra theo các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ tương ứng với một mức lương giới hạn mà doanh nghiệp chi trả. Có 4 cấp độ chính phổ biến ở Việt Nam như sau:
- Cấp độ Nhân viên (Junior): Ở Level này thường chủ yếu sẽ là những người mới vào nghề hoặc có dưới 2 năm kinh nghiệm với nghề. Họ sẽ thường được đào tạo chuyên môn hoặc mới chỉ tham gia vào các dự án đơn giản nên mức lương sẽ chưa được cao so với các cấp độ khác.
- Cấp độ Chuyên viên (Senior): Cấp độ này thường dành cho những người có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Họ đã được tham gia vào và giải quyết với các dự án phức tạp cũng như chịu trách nhiệm đào tạo cho cấp độ Junior.
- Cấp độ Quản lý (Manager): Level này thường dành cho những người muốn đi theo hướng Quản lý thay vì là hướng Chuyên môn như Senior. Họ thường có trách nhiệm quản lý 1 phòng hoặc 1 nhóm các nhân viên và chuyên viên bên dưới.
- Cấp độ Chuyên gia (Director): Đây là cấp độ cao nhất trong nghề, ta có thể thấy 1 số chức vụ điển hình cho vị trí này là COO. Ở cấp độ này bạn sẽ làm việc với các khách hàng doanh nghiệp và C-Level để tư vấn giải pháp cho họ. Thường độ khó của các dự án này sẽ hơn nhiều so với cấp độ Senior và Manager.
3 – Domain hoạt động
Dưới đây là 1 số Domain ngành chính có mức lương cao ở trong nghề BA tại Việt Nam:
- Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin luôn phát triển theo hàng ngày, hàng giờ nên sẽ có rất nhiều bài toán mà BA cần giải quyết. Lĩnh vực này khá là ổn định về mức lương cũng như lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp. Ở đây, BA sẽ thiên về tối ưu công nghệ và tư vấn các quy trình liên quan đến các bài toán của doanh nghiệp như Quản lý nhân sự, Quản lý quy trình, Số hóa giấy tờ,…
- Tài chính – Ngân hàng: Các tổ chức về Tài chính & Ngân hàng cũng đang có xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành, nên cơ hội việc làm và mức lương trong ngành này cũng sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai. Ở đây, BA sẽ tiếp xúc nhiều về các bài toán liên quan đến việc cải thiện công nghệ và tối ưu quy trình nghiệp vụ.
- Thương mại điện tử: Sự bùng nổ của Thương mại điện tử trong 10 năm trở lại đây dẫn sự thay đổi ngoạn mục về hành vi mua sắm của khách hàng ở cả 2 kênh Online và Offline. Các BA sẽ phân tích các bài toán tối ưu về doanh thu như cải thiện hành trình mua hàng, cải thiện giao diện UI/UX,…
Thu nhập nghề Business Analyst tại Việt Nam
Dưới đây là mức lương của BA được tham khảo từ TopCV. Con số thực tế sẽ có sự chênh lệch và thay đổi theo thời gian. Đây là dữ liệu tham khảo được lấy từ các nguồn uy tín tại thời điểm cố định.
Theo báo cáo “Thị trường tuyển dụng 2023 và Nhu cầu tuyển dụng 2024” của TopCV chia theo số năm và cấp bậc ta có thể thấy như sau:
Cách để tăng thu nhập trong nghề Business Analyst
- Chủ động học hỏi và phát triển kỹ năng: Tham gia các khóa học, đào tạo, hoặc chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực phân tích kinh doanh như Business Analysis Professional (CBAP), Certified Business Analysis Professional (CBAP), hoặc Agile Certified Practitioner (ACP) có thể giúp bạn tích lũy thêm kiến thức trong nghề cũng như tạo dựng sự uy tín trong mắt nhà tuyển dụng.
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc và chuyên môn hóa: Việc tích lũy thêm kinh nghiệm chuyên môn trong nghề BA và trong ngành bạn đang làm việc sẽ giúp bạn tăng giá trị trong mắt nhà tuyển dụng.
- Phát triển kỹ năng mềm: Việc phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, quản lý dự án, và giải quyết vấn đề giúp bạn thăng tiến và tương tác tốt hơn với đồng nghiệp và khách hàng.
- Xây dựng Network: Tham gia vào các cộng đồng ngành, hội thảo, sự kiện, và mạng lưới xã hội như Linkedin. Networking có thể giúp bạn tìm kiếm cơ hội mới và kết nối với những người có cùng sự quan tâm nhanh hơn.
Trên đây là tất cả mọi thứ về mức lương trong nghề Business Analyst. Quan trọng nhất là, bạn hãy chọn nghề phù hợp với bản thân chứ đừng chạy theo xu hướng. Khi đã quyết tâm theo đuổi nghề Business Analyst thì bạn cần có một lộ trình học tập cụ thể để từng bước tiến tới mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.
Nếu bạn muốn trở thành 1 Banking Business Analyst, bạn có thể tham khảo khóa học Business Analyst trong Ngân hàng cho người mới bắt đầu tại DTSVN.