Skip to main content

Marketing Automation là gì?

Mục lục nội dung

1. Định nghĩa về Marketing Automation

2. Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng Marketing Automation

2.1 – Tối ưu công việc

2.2 – Tiếp cận đúng đối tượng

2.3 – Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí

2.4 – Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

3. Ưu và nhược điểm của Marketing Automation

3.1 Ưu điểm khi dùng các công cụ Marketing Automation

3.2 Nhược điểm khi dùng các công cụ Marketing Automation

4. Một số ứng dụng thực tế về Marketing Automation

5. Các bước xây dựng quy trình Marketing Automation

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, Marketing đã là 1 phần không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Marketing Automation trong những năm gần đây đang là xu hướng mới trong ngành Digital Marketing. 

Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết về định nghĩa, chức năng và ứng dụng của Marketing Automation trong bài toán Marketing của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Định nghĩa về Marketing Automation

Theo Hubspot – Công ty chuyên về các phần mềm Marketing cho Doanh nghiệp – Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị) là các phần mềm dùng để tự động hóa các công việc của phòng Marketing như phân loại khách hàng (Segment), Nuôi dưỡng Lead (Lead Nutrition) và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

1 số VD về các công việc cần tự động hóa ở trong Marketing ta có thể thấy như: Email Marketing, Post bài trên các trang mạng xã hội (Social Media Posting), Tự động tăng/giảm ngân sách hoặc nhân bản các Campaign dựa theo rule tùy chỉnh của người dùng.

Marketing Automation không chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu suất cho công việc mà còn cung cấp 1 trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng trong suốt vòng đời mua hàng.

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng Marketing Automation

1 – Tối ưu công việc

Các công cụ Marketing Automation sẽ giúp bạn rút ngắn lại quy trình làm việc, loại bỏ các công việc lặp bằng tính năng tự động hóa. Nhiều công việc trước đây thay vì phải mất hàng giờ đồng hồ thì giờ với Marketing Automation chỉ cần vài phút là đã xử lý xong. 1 lợi ích của các công cụ này đó chính là giảm thiểu các đầu việc và sự sai sót so với công việc thủ công. 

2 – Tiếp cận đúng đối tượng

Việc sử dụng các công cụ tiếp thị hóa tự động giúp cho Doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mà họ mong muốn. Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược Marketing tùy chỉnh dựa trên từng tập khách hàng, từ đó hạn chế việc gửi thông tin mass (Phủ tệp) dẫn đến gây phiền hà cho khách hàng và khiến họ ngừng theo dõi trên các kênh truyền thông hoặc không sử dụng sản phẩm của Doanh nghiệp nữa. 

3 – Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí

Đây là 1 trong những lợi ích quan trọng nhất khiến nhiều Doanh nghiệp sử dụng Marketing Aumation cho hoạt động kinh doanh. Khả năng tiép cận đúng đối tượng của các công cụ này giúp phòng Marketing thiết kế được các chương trình quảng bá sản phẩm phù hợp với từng tập khách hàng, giúp phòng CSKH có thể tăng hiệu suất giải quyết các vấn đề của khách hàng. Ngoài ra, Marketing Automation cũng giúp phòng Sales nuôi dưỡng và đánh giá các Lead tiềm năng, từ đó rút ngắn thời gian tư vấn và tập trung vào tăng tỷ lệ chuyển đổi & doanh thu. 

4 – Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Nhờ các công cụ Marketing Automation, Doanh nghiệp có thể gửi các thông điệp cá nhân hóa đúng người đúng thời điểm, giúp khách hàng cảm thấy được thấu hiểu và gia tăng trải nghiệm người dùng trong suốt vòng đời mua hàng. Bên cạnh đó, các công cụ này cũng được Doanh nghiệp sử dụng 1 cách phù hợp để thu thập ý kiến của khách hàng, từ đó làm tiền đề cải thiện cho các chính sách và sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ của Doanh nghiệp. 

Ưu và nhược điểm của Marketing Automation

Ưu điểm khi dùng các công cụ Marketing Automation

  • Tiết kiệm chi phí vận hành, thời gian và nhân lực: So với các hoạt động thủ công, khi triển khai Marketing Automation giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí vận hành, tinh gọn bộ máy nhân sự trong phòng Marketing. Mọi nội dung truyền thông và tiếp cận khách hàng sẽ được phân loại và tự động hóa gửi đi theo hành vi và đặc tính của tập khách hàng đó.
  • Hỗ trợ nâng cao trải nghiệm khách hàng: 1 điểm khác khiến nhiều doanh nghiệp áp dụng Marketing Automation đó là khả năng khả năng tương tác bằng những nội dung và thiết kế khác nhau đến từng nhóm khách hàng riêng biệt, từ đó tạo ra được những trải nghiệm mang tính cá nhân thật hoàn hảo cho khách hàng của mình
  • Đo lường và tối ưu: Khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong thời gian thực giúp phòng Marketing có thể nắm được hiệu quả tức thời về các chiến dịch đang triển khai và có thể ra quyết định chiến lược kịp thời để cải thiện các chỉ số KPI. 

Nhược điểm khi dùng các công cụ Marketing Automation

  • Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp: Như đã nói ở trên, do Marketing Automation có khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong thời gian thực, nên đội ngũ IT trong Công ty phải hiểu được cách dữ liệu hoạt động và được xử lý, truyền đi để đảm bảo không có sự gián đoạn trong lúc các công cụ đang hoạt động. 
  •  Cần nhiều thời gian để tìm hiểu và tối ưu: Các công cụ Marketing Automation không được tạo ra để sử dụng 1 cách chóng vánh, nó yêu cầu người dùng phải tìm hiểu rất kỹ về nền tảng, làm quen và sau đó cải thiện dần các kết quả triển khai vận hành theo thời gian. Điều này cũng được chứng minh thông qua các trang hướng dẫn tự học của các nền tảng Marketing Automation hiện tại, rất nhiều khóa học được thiết kế theo lộ trình để người dùng có thể hiểu và vận hành hệ thống 1 cách trơn tru nhất. 

Một số ứng dụng thực tế về Marketing Automation

  • Email Marketing: Mặc dù tần suất của Email được gửi khiến khách hàng đánh giá là khó chịu, nhưng ta không thể phủ nhận đây là 1 trong những kênh giao tiếp với khách hàng hiệu quả nhất nếu biết sử dụng đúng cách. Các Marketer có thể sử dụng phần mềm Email Marketing Automation để lọc và phân loại khách hàng, thiết kế các giao diện Email phù hợp và A/B Test để tìm ra thông điệp và thời gian gửi phù hợp đến khách hàng. 
  • Quản lý Leads: Bài toán quản lý Leads ở đây bao gồm việc thu thập Leads, nuôi dưỡng Leads và chấm điểm Leads dựa trên các tiêu chí của Doanh nghiệp. Với khả năng tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, các Marketer sẽ nắm chi tiết được hành vi của khách hàng, từ đó có thể phân tích và áp dụng các rule tự động trên nền tảng Automation giúp cho việc chuyển đổi khách hàng dễ hơn. 
  • Phân tập khách hàng (Segment): Các phần mềm Marketing Automation có thể hỗ trợ các Marketer breakdown người dùng dựa trên các tiêu chí có sẵn như nhân khẩu học, nghề nghiệp, nguồn đến từ kênh nào. Ngoài ra, ta có thể tùy chỉnh dựa trên hành vi của khách hàng VD như vào Web lần cuối 1 tháng, Đã mua hàng trên Website từ kênh Facebook trong 7 ngày vừa qua,… 
  • Lên lịch đăng bài: Tính năng lên lịch và đăng bài trong Marketing Automation còn hỗ trợ team Marketing trong các chiến dịch Social Media với các kế hoạch cụ thể hoặc đăng bài dạng lặp lại các nội dung cung cấp thông tin nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
  • Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng: Thông qua hành vi tương tác của khách hàng trên các kênh như Social Media, Web, App, các phần mềm Marketing Automation có thể lấy các thông tin như các bài viết, từ khóa, thời gian trên trang mà khách hàng quan tâm để cho các Marketer phân tích sâu hơn. 
  • Phân tích đa kênh: 1 phần mềm Marketing Automation phải đảm bảo được việc lấy dữ liệu từ các nguồn khác nhau như các kênh Social media, công đụ đo lường Website Google Analytics, công cụ theo dõi hành vi trên App Firebase, vân vân… để giúp Doanh nghiệp phân tích chiến lược trên cùng 1 nền tảng dữ liệu. 

Các bước xây dựng quy trình Marketing Automation

  • Bước 1 – Xác định mục tiêu chiến lược: Xác định đúng mục tiêu sẽ giúp bạn tìm được các hướng đi phù hợp và các phương án tối ưu cho công việc. Các mục tiêu thường thấy ở bước này đó là: Tăng doanh thu, Giữ chân người dùng hoạt động, Re-Marketing lại khách hàng, Tăng traffic vào Website/App,…
  • Bước 2 – Xác định đối tượng khách hàng: Ở bước này, chúng ta sẽ thu thập thông tin về chân dung khách hàng ta muốn tập trung đẩy mạnh và phân tích để hiểu được nhu cầu của họ. Nếu làm bước này hiệu quả, các Marketer sẽ rút ngắn được thời gian A/B Test cũng như tăng được tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. 
  • Bước 3 – Xây dựng hành trình khách hàng: Sau khi ta đã có chân dung khách hàng tiềm năng mà Doanh nghiệp mong muốn, các Marketer sẽ xây dựng bức tranh toàn cảnh về hành trình cũng như hành vi của khách hàng, từ đó tìm ra các điểm chạm quan trọng để tối ưu nhằm tăng độ thỏa mãn trong trải nghiệm người dùng và tăng các chỉ số chuyển đổi. 
  • Bước 4 – Chọn nền tảng Marketing Automation phù hợp: Khi lựa chọn nền tảng Marketing Automation, chúng ta sẽ cân nhắc về chi phí, khả năng hỗ trợ của bên nền tảng, tính dễ dùng, thời gian lưu trữ dữ liệu, đặc tính ngành, khả năng tích hợp với các ứng dụng khác,… nhằm đảm bảo về chi phí và hiệu suất cho Doanh nghiệp. 

-------

DTSVN là Công ty Chuyển đổi số tiên phong cung cấp giải pháp số hóa mới nhất dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam; giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.

Liên hệ ngay để được tư vấn và trải nghiệm giải pháp tại đây 

Chia sẻ: