Skip to main content

Phát triển công nghệ AI ở Việt Nam giúp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Theo dự báo của IDC, vào năm 2022, 75% các ứng dụng doanh nghiệp sẽ sử dụng các tính năng AI để hỗ trợ ra quyết định và kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, chính phủ cần làm việc với nhiều bên liên quan như các tổ chức nghiên cứu và giáo dục, các công ty công nghệ và các doanh nghiệp để tạo ra một môi trường thuận lợi kích thích sự phát triển công nghệ AI, mang lại những ưu thế vượt trội cho quốc gia và nền kinh tế.

Mục tiêu năm 2025 đến năm 2030 trong chiến lược phát triển, Al sẽ được Việt Nam ứng dụng rộng rãi trong hành chính công và các dịch vụ trực tuyến, giúp giảm thiểu thời gian xử lý, nhân lực, chi phí và thời gian chờ đợi của người dân.

Phát triển công nghệ AI là yếu tố quan trọng để chuyển đổi số các lĩnh vực kinh tế, xã hội

Các công nghệ số bao gồm dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, công nghệ IoT, công nghệ không dây, v.v, đang dần được áp dụng rộng rãi trong quá trình chuyển đổi số, khiến sản xuất trở nên linh hoạt, tự động và điều khiển thông minh.

Trong kinh doanh, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để tối ưu chuỗi cung ứng và cung cấp các sản phẩm phù hợp, trong các dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến sẽ giúp thuận tiện hơn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo nghiên cứu của IMD, 90% doanh nghiệp được hỏi nhận thấy chuyển đổi số đã tạo ra những bước thay đổi quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện tại, quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp và khối hành chính công còn chậm, chưa tạo ra những đột phá. Rào cản chính là thiếu nguồn nhân lực công nghệ cao, tài chính và mối liên kết chưa hiệu quả giữa nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp và nhà nước.

Chiến lược quốc gia phát triển công nghệ AI ở Việt Nam

Theo báo cáo Chỉ số sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo toàn cầu năm 2021 của Oxford Insights phối hợp với Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Quốc tế (IDRC), Việt Nam xếp thứ 62/172 toàn cầu và xếp thứ 10/15 khu vực.

                                            f

                       Xếp hạng của Việt Nam về chỉ số sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo toàn cầu trong khu vực năm 2021

Đào tạo và kết nối các nguồn nhân lực AI trong và ngoài nước

Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức trong và ngoài nước như trường đại học, viện nghiên cứu, công ty công nghệ để xây dựng các chương trình đào tạo và thực hành chuyên sâu về lĩnh vực AI, hình thành cộng đồng, mạng lưới các chuyên gia để cập nhật các công nghệ và thu hút các nhân tài trong lĩnh vực AI về làm việc.

Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Việt Nam sẽ xây dựng 5 thương hiệu về AI và phát triển trung tâm quốc gia về dữ liệu lớn và điện toán hiệu suất cao. Các mục tiêu khác là thành lập hai trung tâm đổi mới sáng tạo AI quốc gia, tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tổng vốn đầu tư vào AI, nâng cấp và thành lập 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm mới về AI, giúp đẩy nhanh tiến độ ứng dụng rộng rãi trong hành chính công và các dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam.

-------------

DTSVN là công ty chuyển đổi số tiên phong phục vụ riêng các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp số hóa mới nhất giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.

Liên hệ ngay để được tư vấn và dùng thử giải pháp tại đây.

 

Chia sẻ: