Xây dựng đội ngũ nhân lực với kỹ năng số
Báo cáo khảo sát về năng lực của người trong độ tuổi lao động trong kỷ nguyên số chỉ ra rằng, nhu cầu của các doanh nghiệp về kỹ năng số đã tăng 200% trong 3 năm vừa qua và trong vòng 5 năm tới, con số này còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, những người lao động trẻ chưa sẵn sàng với những thay đổi đó.
Sự dịch chuyển từ kỹ năng truyền thống sang kỹ năng số
Trước những bất ổn từ thị trường, để ứng phó, phục hồi và bứt phá trở lại, việc đầu tư vào tự động hóa trong tất cả các ngành đang tăng mạnh, kể cả ngành truyền thống như nông nghiệp. Dưới tác động của chuyển đổi số, các công ty sản xuất không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động, đầu tư vào việc thu hút lao động am hiểu công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện nhằm thích ứng và ứng dụng công nghệ hiệu quả.
Có đến 80% các ngành nghề hiện đã tuyển dụng nhân sự với các kỹ năng số nhiều hơn, trong đó ngành truyền thống ghi nhận con số lên gấp 5 lần so với các ngành khác.
Nhìn nhận về việc ứng dụng công nghệ tự động hóa, những khảo sát gần đây cho thấy, chỉ trong 3-4 năm tới, tỉ lệ tự động hóa các quy trình công việc nhờ vào các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tăng mạnh, chẳng hạn như trong sản xuất, máy móc sẽ dần thay thế con người trong việc thực thi các công việc liên quan đến lao động chân tay một cách hiệu quả hơn.
Điều đó dẫn đến số giờ lao động của con người dành cho các công việc này ngày càng giảm đi để dành thời gian cho các công việc tạo ra giá trị cao hơn, và thời gian làm việc của máy móc sẽ tăng lên theo thời gian
Thời gian làm việc của máy móc sẽ tăng mạnh trong các năm tới
Đồng thời, các công việc mới được tạo ra sẽ cần người lao động nắm các kỹ năng mới liên quan đến làm việc chung với công nghệ, tư duy nâng cao và trí tuệ cảm xúc. Dự kiến sẽ có gần 50% tổng số nhân viên cần đào tạo thêm vào năm 2025 (4). Do đó, để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số trên thế giới, các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ có năng lực chuyên môn cao với những kỹ năng mới.
Xu hướng chuyển dịch về kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai
Tuy nhiên, trên thực tế, trong thị trường lao động, nguồn nhân lực với các kỹ năng số còn khá hạn chế và khó tìm để tuyển dụng. Đồng thời, các công ty cũng gặp khó khăn trong việc xác định rõ những năng lực họ thực sự cần để định hướng những yêu cầu về tuyển dụng kỹ năng nguồn nhân lực số được chính xác.
Kỹ năng số tại Việt Nam xếp hạng thứ 97/141 quốc gia
Vậy các kỹ năng số nhân lực tương lai cần có là gì?
Để chuẩn bị cho tương lai, sẽ là cần thiết để doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo hay người lao động nhìn nhận và xác định những năng lực và kỹ năng để học tập, trau dồi và nâng cao. Trước đây, kỹ năng số được hiểu là kiến thức và cách sử dụng công nghệ để hỗ trợ trong công việc và đời sống. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của nền kinh tế số và môi trường làm việc số hiện nay, khái niệm kỹ năng số không chỉ còn giới hạn ở kỹ năng công nghệ mà được mở rộng ra với năm yếu tố sau:
Năm yếu tố của kỹ năng số tương lai
Các kỹ năng và kiến thức số trên phải được phát triển đồng đều, hướng đến hình thành một nền văn hóa số trong tổ chức, nơi mà hầu hết nhân viên đều có kiến thức, năng lực để tự tin làm việc trong môi trường số với cách thức tư duy số, cách thức làm việc số và các công cụ số.
Đặt trong bối cảnh nhu cầu làm việc với robot và máy móc tự động hóa ngày càng cao, các kĩ năng số của đội ngũ nhân lực là những kỹ năng “con người” mà máy móc công nghệ không thể thay thế như giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cộng tác và tư duy phản biện sẽ là những kĩ năng mà các doanh nghiệp cần và tìm kiếm trong những năm tới.
Vậy doanh nghiệp cần làm gì để có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về nâng cao kỹ năng số cho lực lượng lao động?
Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp và chưa cạnh tranh được các nước phát triển trong khu vực Châu Á như Malaysia và Singapore. Điều này cho thấy tính thiết thực của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó cải thiện năng suất để các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của các thị trường trong khu vực.
Đối với doanh nghiệp, để lên kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân lực số, việc đầu tiên cần thực hiện là xác định các kỹ năng nào cần để hỗ trợ đạt được các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của của mình. Từ đó, đưa ra các phương án đào tạo và tuyển dụng nhân tài với các kỹ năng chuyên môn phù hợp.
Các bước xây dựng lực lượng lao động 4.0 của doanh nghiệp
Thông thường, các kỹ năng số gồm có ba loại:
- Loại 1: Trình độ tin học cơ bản cho cuộc sống công việc hàng ngày
- Loại 2: Kỹ năng số cho lực lượng lao động nói chung, cho phép sử dụng hiệu quả các hệ thống CNTT và quy trình công nghệ chung trong các lĩnh vực, ngành nghề
- Loại 3: Kỹ năng số trong lĩnh vực CNTT-TT
Phần lớn các công ty thường tập trung vào loại 1 và loại 3 để xây dựng kỹ năng đội ngũ với hai hình thức đào tạo và tuyển dụng, mà chưa tập trung nhiều đến loại 2 là những kỹ năng số cho lực lượng lao động sử dụng hiệu quả các hệ thống CNTT và quy trình công nghệ trong lĩnh vực, ngành nghề.
Do đó, khi công nghệ ứng dụng ngày càng tăng, việc tập trung đào tạo các kỹ năng số không những cần thiết đối với nhân viên mới mà còn cho nhân viên hiện tại. Bên cạnh đó, chiến lược nâng cao trình độ nhân lực cũng cần nhấn mạnh vai trò của văn hóa số và kỹ năng mềm cần có thông qua các chương trình đào tạo, truyền thông nội bộ và kiểm tra đánh giá.
Để hình thành văn hóa số trong doanh nghiệp, vai trò của các nhà lãnh đạo rất quan trọng nhằm tạo ra môi trường khuyến khích nhân viên với tinh thần học hỏi, đổi mới, tìm cách nâng cao năng lực cho nghiệp vụ của mình. Các nhà lãnh đạo số (Digital leaders) cũng chính là những người đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, từ việc định hướng chiến lược chuyển đổi số tới việc phát triển các chương trình xây dựng đội ngũ nhân lực số trong tổ chức.
Vậy một nhà lãnh đạo số thường sở hữu những kỹ năng như thế nào?
Tốp 9 kỹ năng của nhà lãnh đạo số
Những kỹ năng lãnh đạo này sẽ giúp tổ chức hình thành vững chắc đội ngũ nhân lực số tương lai để thích ứng chủ động với sự thay đổi bền vững trong dài hạn, trước những thay đổi liên tục từ thị trường. Xây dựng một đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên để nâng cao năng lực chuyển đổi số của tổ chức.
Tuy nhiên, sẽ không có công thức chung cho tất cả các doanh nghiệp vì nhu cầu về kỹ năng số sẽ khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ cần xác định các nhu cầu về kỹ năng và dựa trên xu hướng ngành để từ đó xây dựng một khung đào tạo phù hợp. Hành động này sẽ đóng vai trò quyết định sự hiệu quả của các chương trình đào tạo của doanh nghiệp cũng như khuyến khích nhân viên của mình chủ động trong việc luôn học hỏi, đổi mới.
-------------
DTSVN là công ty chuyển đổi số tiên phong phục vụ riêng các doanh nghiệp trong ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp số hóa mới nhất giúp Ngân hàng, tổ chức tài chính nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ Chuyển đổi số.
Liên hệ ngay để được tư vấn và dùng thử giải pháp tại đây.